CÔNG TY VIETHOLIDAY là công ty chuyên dịch vụ và tư vấn thủ tục Xuất Nhập Cảnh đơn giản và nhanh nhất cho khách hàng. Chúng tôi không phải đại sứ quán TrungQuốc hay cơ quan Xuất nhập cảnh Việt Nam.

Dịch vụ của chúng tôi được Sứ quán, cơ quan XNC và các đơn vị liên quan xét duyệt và cấp phép . Mọi hướng dẫn thủ tục và các biểu mẫu trên website của chúng tôi được trích dẫn từ các nguồn chính thức của Chính Phủ Việt Nam và sứ quán các nước. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm thủ tục và cách thức làm visa trên các trang web chính thức của Xuất Nhập cảnh Việt Nam Đại sứ Quán Trung Quốc hay các nước khac. (trang của Xuất nhập cảnh ViệtNam.

Mức giá của công ty chúng tôi đưa ra sẽ cao hơn mức giá ở Sứ quán vì đã bao gồm phí dịch vụ.

 MẪU GIẤY TỜ, TỜ KHAI

TỜ KHAI XIN CẤP HỘ CHIẾU

BẢNG GIÁ VISA TQ, HK, MC

BẢNG GIÁ VISA NHẬP CẢNH

* BẢNG GIÁ VISA LÀO CHO CÁC QT

GIA HẠN VISA CHO NGƯỜI NN

GIẤY PHÉP LÁI XE CHO NGƯỜI NN

THỦ TỤC VISA ĐI TRUNG QUỐC

THỦ TỤC VISA ĐI HỒNG KÔNG

VISA NHẬP CẢNH CỬA KHẨU

VISA NHẬP CẢNH VIỆT NAM KHẨN

DỊCH VỤ ĐÓN KHÁCH NHANH TẠI SB

THỦ TỤC XIN THẺ APEC

GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ BẢO LÃNH NHẬP CẢNH

VISA CHO KHÁCH Ở QUÁ HẠN

THẺ TẠM TRÚ ,  VISA DÀI HẠN

VÉ MÁY BAY GIÁ RẺ 

* VISA CÁC NƯỚC KHÁC

* KÝ HIỆU CÁC LOẠI VISA VIỆT NAM

THỨ TỰ CÁC BƯỚC LÀM THỦ TỤC XUẤT NHẬP CẢNH

THỦ TỤC XIN CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

HƯỚNG DẪN LÀM TRỰC TIẾP THỦ TỤC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIÊTNAM

THÔNG TIN CHUẨN BỊ ĐI MÁY BAY

* NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

* THÔNG TIN DU LICH CẦN THIẾT

* CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT


04.3.9965551
098 555 6000; 0915 854 389

Tin Mới

TÌM LẠI VIỆT NAM
CHUYÊN MỤC GIẢI TRÍ 


Tìm lại Việt nam - Find Vietnam P16

Tôi nhìn quanh ngôi mộ thì không có gì đặc biệt cả, nó cũng giống những ngôi mộ khác. Cẩn thận ngó đi ngó lại, tôi nhận thấy có vết gì đó dưới chân ngôi mộ. Ồ! Đấy là một phiến đá hình vuông, mặt trên có nén khắc chạm hoa văn mà chúng tôi đã gặp ở bãi đá cổ Xí Mần. Đây rồi! Tất cả mọi người cùng reo lên. Tất cả mọi người hào hứng lại gần vị trí đó. Tôi đến gần, nhìn xung quanh. Có vẻ đây giống một cái lẫy. Đập nhẹ xuống, vẫn không có gì. Thằng Hùng liền đến gõ mạnh xuống thì hòn đá đấy bật ra như một cửa hang, chỉ đủ một người. Ai sẽ vào xem đây? Quay đi quay lại, thì chỉ có anh Hoàng là gan nhất, ông ấy bảo để ông ấy vào xem như thế nào. 

Và rồi anh Hoàng bò vào trước. Thực chất hang đá chỉ có sâu khoảng 2m. Tít phía cuối, anh Hoàng lấy ra được một hòn đá vuông vức. Tưởng gì hoá ra là một hòn đá vuông, chỉ có điều trên hòn đá phía dưới có chứ Hán được viết chính giữa. Thằng Hùng dịch là chữ 
安 (VÂN).

Tôi đoán có thể đây là mộ Gia Long, nên chính vì thế có thể nói là nơi an nghỉ. Tôi định hình như vậy và cũng cám ơn ông trời đã không để mất một hôm vô ích. Tất cả thu gọn đồ nghề và xuống núi. Xuống chân núi, mọi người cũng thấm mệt. Lúc này ai cũng muốn uống một cái gì đấy, nhưng thằng Phương liền bảo:
- Thôi cả đoàn chịu khó đi luôn đi chứ ngồi lâu, trời tối, lúc đấy khó nhìn thấy đường vì đường rừng khó đi lắm.
Tất cả thống nhất vậy nên mọi người cùng lên ô tô rồi về TP. Hà Giang luôn. Tôi đang mải ngắm cảnh đẹp ở hai bên đường. Chúng tôi đang đi qua những dải ruộng bậc thang trên địa bàn xã Bản Luốc. Ngày trước tôi được biết bà con các dân tộc La Chí, Dao đỏ, Dao áo dài, Nùng là chủ nhân của những thửa ruộng bậc thang trên.

Đang liu riu, thì bỗng từ xe có tiếng ô tô đi ngược chiều lại. Theo phản xạ thường ngày của nó, Phương đánh lái sang bên trái. Tôi nhìn khiếp quá vì bên này là vực. Tôi nhắc nhở nó, nhưng cũng kịp quay lại nhìn cái xe mà đã tý nữa húc chúng tôi. Xe Evrrest, biển Ngoại giao. 

Tôi ngạc nhiên qu liền vội nói luôn với thằng Phương:
 
- Xe này hình như chính là xe mà đã húc tao ở Nguyễn Chí Thanh. Đúng rồi! Không thể sai được. Xe đấy mang Biển ngoại giao mà!
Thằng Phương như có linh cảm nghề nghiệp, đánh đầu xe lại để đuổi theo nhưng tôi bảo:
- Thôi! Không cần vì cũng chả để làm gì cả. Có thể tao nhầm. Nhưng tao nhớ số xe đấy rồi. Về đến TP Hà Giang rồi tính sau.
Trên đường đi tôi cảm thấy như có gì bất an. Tại sao cái xe đấy lại ở đây nhỉ? Có việc gì liên quan đến tôi sao? Mà sao trùng hợp thế? Nhiều câu hỏi đến với tôi mà không biết trả lời từ đâu. 
Về đến khách sạn, chúng tôi trở về phòng. Tôi mệt bã người thì một em lễ tân hỏi tôi:
- Anh có việc gì liên quan đến Bộ Ngoại Giao à?
Tôi ngạc nhiên nhưng vẫn hỏi có việc gì, em nói tiếp: 
- Lúc nãy có 4 anh ở Bộ Ngoại Giao đến đây hỏi tìm anh và có giấy của giới thiệu của Bộ Ngoại Giao.
Sao lạ thế? Em có biết ai đâu? Thằng lễ tân nói tiếp:
- Mấy người đấy đi đến cùng với một xe của bên Lãnh sự quán Trung Quốc. Khi không thấy anh, em có nói là hôm nay anh và các bạn đi có việc ở Hoàng Sỳ Phì rồi, chắc đến tối mới về. Họ nghe xong và đi luôn. Em cũng không kịp hỏi gì hơn.

Em chột dạ. Còn thằng Phương hỏi luôn:
 
- Thế mày có nhìn thấy biển xe không? Xe gì? Nó đáp:
- Xe Evrest, biển ngoại giao là XXXXX.
Lúc đấy không ai bảo ai đều hiểu chính là cái xe đã đi ngược chiều lúc nãy là cái xe đã tìm chúng tôi ở nhà khách. Thằng Phương cẩn thận bảo Nga liên hệ luôn chỗ khách sạn, không ở đấy nữa. Mọi người cũng thấy lo lo, mà lúc đấy ai cũng thế cả thôi. Tất cả đều vội vã chuẩn bị đồ để đi. Thanh toán xong, chúng tôi lên xe, vừa ra khỏi cổng thì chúng tôi nhìn thấy 4 xe biển ngoại giao đang lao về phía nhà khách. Linh cảm như có điều gì, tôi vội bảo Phương mở hết tốc lực phóng đi. Y rằng, 5 phút sau, họ đuổi theo xe chúng tôi. Kỳ lạ quá! Thằng Phương liền phóng xe bạt mạng. Trên con đường hiu hắt vắng lặng chỉ có nghe thấy tiếng xe gầm rú, tăng ga.  

Em giật mình tự nghĩ, không lẽ nào.... Tôi quay sang bảo Phương:
 
- Mày lái nhanh lên, cố gắng cắt đuôi. Đối tượng đuổi mình không đơn giản như mình nghĩ đâu.
Anh Hoàng! Anh thử liên hệ xem đến chỗ nào cho an toàn đi!

Tôi bảo thế vì anh Hoàng cũng thông thạo ở đây. Ngày trước ông ấy từng buôn lậu qua cửa khẩu nên toàn đi đường rừng. Các đường đi ở đây ông ấy thuộc như lòng bàn tay vậy. Anh Hoàng vội liên hệ cho người một người bạn ở Hà Giang để tìm chỗ nghỉ tạm hôm nay rồi anh Hoàng liền bảo Phương phóng thẳng về thôn Khuôn Phà, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên. Nơi đấy anh có người quen ngày trước cùng trong trại. Ông ấy bị án buôn bán ma túy 5 năm cùng anh. Sau khi ra tù về đấy ông ấy làm cai buôn gỗ ở Hà Giang, nên có thể ở được. Anh em xã hội qúy nhau ở chỗ đấy, lúc hoạn nạn, khó khăn không từ nan. Phương phóng xe hết tốc lực và cắt được cái đuôi đấy rồi đi tắt về Vị Xuyên theo chỉ dẫn của anh Hoàng.


Thôn Khuôn Phà
Xe chúng tôi đến thị xã Vị Xuyên là lúc 10h đêm, mọi người đều mệt. Anh Hoàng liền liên hệ với ông bạn lúc nãy đã gọi điện để tìm đến nhà. Nhà ông này trên một quả đồi, nhìn thằng ra cánh đồng bậc thang. Ông ấy thấy mọi người cũng mệt nên đã nhờ người bố trí phòng ngủ, thức ăn thức uống rồi. Bọn tôi thầm cám ơn ông ấy. Ngôi nhà của ông ấy như một pháo đài vậy, xung quanh có người canh gác hẳn hoi. Ông ấy cười nói:
- Ở đây anh làm nghề buôn gỗ, nên cũng đề phòng cho vui thôi! Cẩn thận vẫn hơn. Các chú yên tâm mà nghỉ ngơi, đảm bảo an toàn. Ở đây anh có 10 người bảo vệ đấy, cộng thêm đàn chó 20 con thì một quả đồi chứ hai quả đồi cũng không có kẻ nào giám vào đâu. Nội bất xuất, ngoại bất nhập.Ông ấy vừa cười vừa nói. Tối nay, chúng tôi được anh chủ nhà chiêu đãi món Rêu nướng. Đúng thật, ở Hà Giang có nhiều món ăn hay và hấp dẫn thật. Nghe anh chủ nhà nói đây là món ăn của người Tày. Lúc đấy tôi chợt nhìn sang Nga. Chắc Nga sẽ nhớ nhà lắm đây khi ăn món ăn này.

Buổi tối, vừa ăn món Rêu nướng, vừa uống rượu Ngô của người Mông thì quả thật là tuyệt.
 
Nga chủ động làm những món ăn đấy cùng anh chủ nhà. Nghe Nga nói thì người Tày ở Hà Giang coi rêu đá được coi là đặc sản trong ẩm thực của họ. Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ. Đây là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng. Khi đi tìm rêu, họ thường chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon. Rêu tươi đem về được vò đập thật kỹ cho sạch nhớt phù sa, sau đó có thể chế biến thành nhiều món. Rêu suối tuy nhiều, nhưng những loại rêu ngon rất ít và rêu ăn được có theo mùa, bởi vậy đối với bà con nơi đây rêu cũng là một món ăn quý.
Món Rêu nướng
Hay thật đấy! Hà Giang thật tuyệt. Kiểu gì tôi cũng sẽ quay lại Hà Giang khi có điều kiện. Ăn xong lúc đấy cũng sang ngày mới. Mọi người cũng đi ngủ luôn cho đỡ mệt. Còn tôi, hôm nay tôi ngủ ở phòng của Nga. Sáng hôm sau, em tỉnh giấc. Mọi người cũng tỉnh dậy. Được hít không khí trong lành của Hà Giang thật là tuyệt. Ông chủ đã lo đầy đủ cho mọi người rồi. Sáng nay ông ấy mời bọn em ăn món đặc sản ở Hà Giang. Thắng Dền. 

Thắng Dền trông giống bánh trôi tàu ở Hà Nội, giống bánh cống phù ở Lạng Sơn, được làm từ bột gạo nếp, có thể làm chay hoặc bọc nhân đậu đỗ. Mỗi viên bột được nặn to hơn đầu ngón tay cái chút xíu, cho vào nồi nước dùng luộc, đến khi nổi lên chủ quán sẽ dùng muôi vớt ra. Thắng dền thơm ngon hay không là ở bát nước dùng, được pha bởi hỗn hợp ngọt ngào của đường, béo ngậy của nước cốt dừa và cay cay của gừng đun nóng. Có thể rắc thêm vừng hoặc lạc cho món ăn thêm bùi. Khách ăn thường bỏ một hai viên thắng dền vào ngậm trong miệng một lúc, ngấm cái vị ngọt béo của nước đường, vị cay se se của gừng tươi, vị bùi ngậy của vừng lạc. Anh Hoàng còn mang nước cốt táo mèo, rượu vodka ra pha với tabasco cay xè để thưởng thức cùng món quà dân dã. Nhiều câu chuyện với chủ nhà nào thì chuyện về Phó Bảng, Sủng Là, Mã Pì Lèng, Săm Pun vời vợi...... mả cổ này...
 


Món Thắng Dền
Lúc mọi người say say, ông chủ nhà liền bảo:
- Các chú phải cẩn thận nhé! Đi đâu thì đi, nhớ tránh con sông Ma ra! Năm nào cũng nhiều người chết lắm. Nhà tôi cũng có rồi nên bảo các chú để biết. 
Con Sông Ma? Sao lại có chuyện buồn cười thế? Tôi hỏi lại ông ấy vì thực chất tôi cũng đi nhiều nhưng cái này thì chưa nghe thấy bao giờ. Ông chủ nhà chậm rãi nói: 
- Ở Hà Giang, dòng sông Ma mang cả hai nghĩa: Tên địa danh và sự ẩn chứa những bí mật của lời nguyền. Sông Ma đoạn dài và kinh hoàng nhất chảy qua xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên. Tuy đây là xã miền núi chưa thuộc chốn "thâm sơn cùng cốc" ca tỉnh Hà Giang nhưng không khí lúc nào cũng u tịch, lạnh lẽo. Càng vào sâu trong rừng núi đá, cảm giác rờn rợn như nhân lên bội phần, nhất là khi thấp thoáng thấy dòng thác Tam Tiên chảy từ ngọn núi cao vài ngàn mét như một sợi chỉ bạc cắt đôi rừng xanh âm u. Sông Ma bắt nguồn từ núi Putakha với địa thế vô cùng hiểm trở. Nơi cao nhất của đỉnh núi lên tới 2.535m so với mực nước biển nên lúc nào cũng mù mịt sương khói, ai đã vào thì khó tìm đường ra.


Dòng sông Ma ở Tùng Bá, Vị Xuyên

Kể đến đây ông chủ uống thêm một ít rượu ngô và nói tiếp:
 
- Ngày trước anh được nghe kể lại thôi ở đó là nơi ở của 3 vị tiên giáng trần vì thế tên núi trong dân gian gọi là Ba Tiên. Trên ngọn núi ấy, có rất nhiều cây cổ thụ có thế dáng đẹp như cam, quýt và khu giếng cổ có dòng nước trong vắt. Từ eo của núi Ba Tiên này là nơi phác nguyên ra dòng sông Ma huyền bí. Nhiều cao niên ở huyện Vị Xuyên cho rằng, dòng sông Ma là nguồn chảy của âm hộ ba nàng tiên trên núi. Nhưng có điều lạ lùng, trên núi ấy giống như truyền thuyết kể lại, có nhiều cam, quýt và các loại cây cổ thụ hàng nghìn năm tuổi. Các cây ấy bị rêu mọc xung quanh rất kỳ thú nên người dân cho rằng, đó là "mạy tiến khuôn" - tức là "người mọc râu". Còn lơì nguyền thì ở đây mọi người đều biết. Theo lịch sử xã Tùng Bá, sông Ma đã được đặt tên từ thời Pháp thuộc. Từ đó đến nay, hầu như năm nào cũng có người chết trôi trên dòng sông này. Các cụ cao niên cho rằng, từ thời Pháp đặt tên cho dòng sông đã có một lời nguyền vô cùng kỳ bí mà không ai giải mã được.


Nơi bắt nguồn dòng sông Ma
Hồi đấy vào những năm 1900 trên vùng eo núi - nơi phác nguyên của dòng sông Ma có một người đàn ông Pháp đem lòng yêu cô gái Việt xinh đẹp sống trên đỉnh Tam Tiên. Vì quá si tình cô gái đẹp mà không được đáp lại tình cảm nên chàng trai Pháp đã gieo mình xuống dưới dòng sông cùng một lời nguyền. Ở Hà Giang, hầu như không ai còn nhớ lời nguyền ấy thực hư nguyên văn thế nào. Theo khẳng định của nhiều cao niên ở Vị Xuyên, năm nào trên dòng sông cũng có người chết. Có năm dòng sông có vài người chết trôi mà không biết họ từ đâu đến. Họ trôi đến cuối dòng thì theo nước cuốn xuống sông Lô rộng lớn. Theo lời kể của nhiều gia đình ở cạnh dòng sông Ma, thỉnh thoảng trong đêm khuya họ vẫn nghe thấy những âm thanh lạ mà không biết từ đâu phát ra. Có lẽ vì thế mà hầu như các ông bố bà mẹ nơi đây đều cấm con em mình ra tắm sông Ma vì sợ chuyện chẳng lành. “Mà nói thực, dù họ không cấm thì cũng chẳng ai dám ra sông tắm”. Nghe đến đoạn này tôi cảm thấy ghê ghê. Sao lại có chuyện lạ thế nhỉ? Mà ở các vùng Tây Bắc, những chuyện giai thoại về Ma thì nhiều lắm. Còn lời nguyền này thì em chưa nghe bao giờ.


Cầu bắc qua dòng sông Ma
Ông ấy tiếp tục kể:
- Không chỉ là dòng sông mang nỗi khiếp đảm cho nhiều người, sông Ma còn được gọi là sông Tác Ngần (tức là tiền bạc). Sông Ma còn một nhánh nữa là Tác Vàng (nhánh vàng). Người dân xã Tùng Bá và các địa phương ven dòng sông Ma vẫn dùng nước ở đây để tưới tiêu, giặt rũ quần áo nhưng đặc biệt họ không bao giờ ăn nước của dòng sông này. Thỉnh thoảng người dân lại thấy những xác người trôi nổi trên sông và sự ám ảnh bởi dòng sông Ma kỳ bí cứ thế ẩn vào tâm trí họ. Chính vì thế, tối đến, mọi người ít lai vãng ở dòng sông Ma này. 

Tôi có linh cảm như nghe thấy chuyện này ở đâu đấy. Lúc đấy tôi cố gắng lục lại tâm trí xem mình có nhớ được gì không như vô vọng. Bây giờ còn thời gian đâu mà nhớ. Ăn xong, ông chủ nhà đi luôn và dặn lại chúng em là nếu đi cứ đi, chỉ điện thoại cho ông ấy biết là đi rồi cho yên tâm. Mọi người thầm cám ơn ông chủ nhà tốt bụng. Sau đó, tất cả ngồi tiếp tục bàn bạc.Chợt tôi nhớ ra một câu thơ trong bài thơ mà chúng tôi đã giải mã.
 

Dòng sông Ma! Sao tôi lại không nghĩ ra nhỉ? Thực chất những bí mật ở những câu giải mã đấy chính là những nơi cất giữ những cái đầu mối để tìm kiếm kho báu. Chính xác rồi! Nó tương ứng với câu: 
Thẳm sâu ma hờn oán. 


Đúng quá! Thế là tất cả chúng tôi phóng đến địa chỉ dòng sông Ma đấy. Đứng từ trên bờ đoạn con sông Ma đấy chạy qua thôn, chúng tôi nhìn xuống nhưng không thấy gì ở đây cả. Thế bây giờ đầu mối ở đâu? Con sông như thế này thì ai mà biết được. Còn lời nguyền nữa! Hùng tự nhiên nhắc tôi là tôi nhớ ra. Lời nguyền nói về người đàn ông Pháp đem lòng yêu cô gái Việt xinh đẹp sống trên đỉnh Tam Tiên. Vì quá si tình cô gái đẹp mà không được đáp lại tình cảm nên chàng trai Pháp đã gieo mình xuống dưới dòng sông. Có thể chính vị trí người đàn ông ấy chính là chỗ để đầu mối tiếp theo của mật mã. Anh Hoàng liền điện thoại cho ông bạn hỏi luôn về vị trí có lời nguyền đấy luôn. Thằng Hùng liền dùng GPS để xác định vị trí đang đứng và xem xe đi về hướng nào. Anh Hoàng bảo lại là ông ấy đang ở xa nên nhờ ông già ở thôn gần đấy đưa mọi người đến đấy, chứ ông ấy bận rồi. Mọi người liền đi đến chỗ ông già được giới thiệu và nhờ ông ấy dẫn đến. Từ chỗ chúng tôi đứng ở dòng sông Ma mà đi đến đấy mất gần nửa ngày, tưởng gần, hóa ra xa thật. Ai cũng thấy mệt. Nhìn từ trên bờ sông xuống, ông già chỉ đúng chỗ này ngày xưa ông người Pháp nhảy xuống. Chúng tôi cám ơn ông ấy và cũng không quên biếu ông ít tiền.
 


Đèo Ma Pi Lềnh trên đường đến đầu nguồn dòng sông Ma
Xuống đứng nhìn khu đất đấy, nhìn xung quanh không có gì đặc biệt cả, tôi chỉ thấy vài mô đất bình thường và bằng phẳng. Từ chỗ đấy có thể nhìn thẳng xuống dòng sông đang chảy siết. Nơi người lính Pháp tự tử, người dân ở đây lập một cột đá tưởng niệm, nhưng vì lời nguyền nên không ai giám đến hương khói cả nên để cỏ mọc um tùm. Tôi liền cùng mọi người xuống chỗ đấy. Tôi nghĩ có thể sẽ có một cái hang giống ở khu mộ vua Gia Long. Thế là mọi người cùng xúm vào nhấc phiến đá thờ đấy lên. Quả thật, sau khi dịch phiến đá thờ sang một bên thì xuất hiện một cái hang giống như cái hang mà chúng tôi phát hiện ở khu mộ vua Gia Long trên đỉnh núi Cấm. Cũng như lần trước, anh Hoàng đạp mạnh vào cánh cửa hang và anh Hoàng liền chui xuống lấy lên cũng một viên đá hình thù hơi khác viên đá ban đầu. Giữa phiến đá có khắc chữ 雲 (DÃ). 

Tất cả đều mừng. Sau đó tất cả chúng tôi về thị trấn Vị Xuyên để ăn tối. Sau vụ vừa rồi, chúng tôi có thể kết luận là chính những câu thơ đấy chính là đầu mối cho sự việc tìm kiếm. Mình đã không ngờ, ngày trước lính Trung Quốc đã vận dụng những kiểu mã này để làm đầu mối tìm kiếm. Nếu tìm hết đủ mã cho 4 câu thơ đấy thì vị trí cuối cùng có thể là nơi giấu kho báu. Xác định như vậy, nên tôi lấy câu thơ thứ 3 ra cho mọi người cùng phân tích. 


Trơ gan cùng trời đất.
 Câu đấy chính là câu thứ 3. Bây giờ nó sẽ nói về một địa danh gì? Mọi người cùng suy nghĩ. Lúc đấy có tiếng gọi từ ngoài vào. Ai nhỉ? Thằng Hùng liền nói là bạn nó ở bảo Tàng tỉnh Hà Giang đến, một em rất xinh tươi người dân tộc Dao tên là Mạ. Nó quen từ lâu rồi, khi còn đi học đại học. Mạ vào chào mọi người và nhập bọn ăn uống luôn. Vừa ngồi vui vừa nói chuyện. Thấy bọn tôi thắc mắc nhiều chuyện, cô ấy liền nói. Bọn anh nói gì đấy em không hiểu? 


Tôi nói vui:
 
- Ở Hà Giang có cổ vật nào quý giá không? Bọn anh đang đi tìm cổ vật đây. Nghe nói ở Hà Giang nhiều lắm.
Cô ấy cười và nói:
- Nhiều thì nhiều nhưng toàn cái mà khó vận chuyển lắm. Vì địa hình hiểm trở. Nên lần nào phát hiện cổ vật là một phen hết hồn. Nào thì nhà sàn cổ, phải chuyển về bảo tàng, nào thì đá cổ, ….nhiều cái lắm. Trong lúc nói chuyện vui, em có để ý tới một câu chuyện mà cô ấy kể đấy là Cột đá treo người.


Cột đá treo người ở bảo tàng Hà Giang
Thấy có vẻ có gì đó có liên quan, tôi hỏi Mạ luôn: 
- Thế Cột đá treo ngườilà gì hả Mạ? Sao lại lấy tên là Cột đá treo người?
Mạ trả lời chúng tôi:
- Thực chất là câu chuyện về cột đá bí ẩn và tên chúa đất khét tiếng đến nay vẫn chỉ là tương truyền thôi. Bảo tàng tỉnh Hà Giang chúng em hiện nay đang trưng bày một chiếc cột đá khổng lồ, 2 người ôm không xuể. Nghe người dân ở đấy kể lại là: Tương truyền rằng khoảng thế kỷ thứ XVIII (cách nay hơn 200 năm), tại Đường Thượng, huyện Yên Minh, có một thổ ty phong kiến người Mông tên là Sùng Chúa Đà khét tiếng tàn ác - đã sử dụng cột đá này để trừng trị những người vi phạm luật lệ do hắn đặt ra. Tên này tự xưng là Vua Mèo và đi cướp phá, đốt cháy Mương Cha, nơi chúng đã sát hại hàng chục người Tày. 

Cái cột cao khoảng 1m9, nặng hàng tấn, được làm bằng đá và đục đẽo hết sức công phu. Có những đường nét, hoa văn rất tinh xảo. Gần vị trí đặt cột đá, còn phát hiện một khối đá hình trụ, còn giữ nguyên vị trí thẳng đứng. Nhìn bề ngoài, giống y hình thù bộ phận sinh dục của người đàn ông. Người dân bản xứ lý giải rằng, Sùng Chúa Đà vốn là người mắc bệnh "yếu sinh lý" nên hắn có lòng ghen tuông đến mù quáng. Người nào chỉ nhìn vợ hắn thôi cũng đã bị trị tội rồi. Căn cứ vào những lý giải về hiện vật còn để lại và những lời kể của người dân ở đấy có lý do để tin rằng chiếc "cột đá treo người" ấy là một công cụ tra tấn, hành quyết người mà hình như trong lịch sử chưa bao giờ thấy nhắc đến. Thế nên, Lãnh đạo tỉnh em quyết định đưa bằng được cột đá về Bảo tàng, bởi những người làm công tác nghiên cứu cho rằng, đó là một nhân chứng của lịch sử.
 


Đường lên Đường Thượng, Yên Minh

Nghe đến đây tôi đã đoán ra được phần nào câu chuyện. Có thể chính đây là đầu mối đây. Câu thơ thể hiện việc: Trơ gan cùng trời đất. Vậy chỉ có đá mới có thể như vậy chứ làm gì có gì mà thay thế được. Em vội hỏi luôn là thế cột đá đấy được tìm thấy ở đâu. Cô ấy liền nói là Đường Thượng, huyện Yên Minh. Sau khi nói chuyện vui vẻ với chúng tôi, cô ấy ra về. Lúc này tôi mới nói cho mọi người biết có thể chính chỗ lấy cột đá là nơi cất giữ đầu mối thứ 3 của mật mã kho báu kia. Mọi người cũng tán thành cái ý đấy của tôi. Nhưng chúng tôi chỉ ngại một điều là đường lên đấy rất xa và treo leo. Nếu đi lên đấy cũng phải mất ngày đường. Sau đó chúng tôi thống nhất chỉ có tôi, Hùng, anh Hoàng đi lên đấy là đi, Còn Phương và Nga ở lại cho yên tâm. Thằng Hùng cũng không quên trang bị cho tất cả mọi người các vật dụng để liên lạc vì trên đấy không có sóng điện thoại.

Tối đấy về, đợi mọi người ngủ hết, tôi sang phòng Nga. Giờ này chắc Nga cũng chưa ngủ và cũng  đợi tôi. Tôi nói với Nga hãy cẩn thận khi ở nhà vì có một số người Trung Quốc cũng đang tìm kiếm những thứ mình tìm. Nga bảo tôi yên tâm, có gì Nga sẽ điện thoại liên lạc thường xuyên.
 

Tiếp theo >>>


Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Kỳ Nghỉ Việt 

VIET HOLIDAY CO., LTD

mua bán iphone cũ | iphone 4 | iphone 4s | iphone 5 | sua chua dien thoai | miếng dán cường lực | hoc sua chua dien thoai | pin dien thoai | sửa chữa iphone | samsung galaxy s3 | Tìm gia sư với http://giasu24h.com | sửa nhà | Đơn vị cung cấp dịch vụ thue cau xe cau | xây nhà | xây nhà đẹp |cung cấp dịch vụ ep coc be tong | Công ty cung cấp dịch vụ son nha | tao web mien phi , web gia re | tai nghe |

                                                                    Địa chỉ  1  :    Số 2 Tam Trinh - Hai Bà Trưng - Hà Nội

                                                                    Địa chỉ  2  :    Số 10 - 190/19 Đường Hoàng Mai, Quận Hoàng Mai - Hà Nội

                                                                    Email      :     Vietholidayvn@gmail.com;       Sales@visahochieunhanh.com

                       Facebook: Vietholidayvn ; YM chat:   VietholidayVN ;  Hotline: 098 555 6000;   Tel: 04.3. 996 5551; 04.3.6320952; 53Fax/Tel: 04.36628468

Dich vu visa , Dich vu ho chieu nhanh , Dich vu visa Trung Quoc , Visa China , China visa , Visa Hongkong, Hongkong visa ,

Gia han visa, Cap moi visa, Tu van ho chieu nhanh , Xin visa xuat canh , Visa nhap canh Vietnam , The tam tru tai Vietnam