CÔNG TY VIETHOLIDAY là công ty chuyên dịch vụ và tư vấn thủ tục Xuất Nhập Cảnh đơn giản và nhanh nhất cho khách hàng. Chúng tôi không phải đại sứ quán TrungQuốc hay cơ quan Xuất nhập cảnh Việt Nam.

Dịch vụ của chúng tôi được Sứ quán, cơ quan XNC và các đơn vị liên quan xét duyệt và cấp phép . Mọi hướng dẫn thủ tục và các biểu mẫu trên website của chúng tôi được trích dẫn từ các nguồn chính thức của Chính Phủ Việt Nam và sứ quán các nước. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm thủ tục và cách thức làm visa trên các trang web chính thức của Xuất Nhập cảnh Việt Nam Đại sứ Quán Trung Quốc hay các nước khac. (trang của Xuất nhập cảnh ViệtNam.

Mức giá của công ty chúng tôi đưa ra sẽ cao hơn mức giá ở Sứ quán vì đã bao gồm phí dịch vụ.

 MẪU GIẤY TỜ, TỜ KHAI

TỜ KHAI XIN CẤP HỘ CHIẾU

BẢNG GIÁ VISA TQ, HK, MC

BẢNG GIÁ VISA NHẬP CẢNH

* BẢNG GIÁ VISA LÀO CHO CÁC QT

GIA HẠN VISA CHO NGƯỜI NN

GIẤY PHÉP LÁI XE CHO NGƯỜI NN

THỦ TỤC VISA ĐI TRUNG QUỐC

THỦ TỤC VISA ĐI HỒNG KÔNG

VISA NHẬP CẢNH CỬA KHẨU

VISA NHẬP CẢNH VIỆT NAM KHẨN

DỊCH VỤ ĐÓN KHÁCH NHANH TẠI SB

THỦ TỤC XIN THẺ APEC

GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ BẢO LÃNH NHẬP CẢNH

VISA CHO KHÁCH Ở QUÁ HẠN

THẺ TẠM TRÚ ,  VISA DÀI HẠN

VÉ MÁY BAY GIÁ RẺ 

* VISA CÁC NƯỚC KHÁC

* KÝ HIỆU CÁC LOẠI VISA VIỆT NAM

THỨ TỰ CÁC BƯỚC LÀM THỦ TỤC XUẤT NHẬP CẢNH

THỦ TỤC XIN CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

HƯỚNG DẪN LÀM TRỰC TIẾP THỦ TỤC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIÊTNAM

THÔNG TIN CHUẨN BỊ ĐI MÁY BAY

* NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

* THÔNG TIN DU LICH CẦN THIẾT

* CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT


04.3.9965551
098 555 6000; 0915 854 389

Tin Mới

TÌM LẠI VIỆT NAM
CHUYÊN MỤC GIẢI TRÍ 


Tìm lại Việt nam - Find Vietnam P8

Đường hầm bí ẩn ở Côn Sơn

Có lẽ khi tôi nhận ra nơi đặt Bàn Tiên ở Côn Sơn cũng chính là nơi mà Cao Biền đã yểm Long Mạch nước ta là lúc tôi cảm thấy mình như đã được chạm vào lịch sử thực sự. Thứ lịch sử mà không phải ai cũng được có cơ hội tận mắt nhìn thấy. Nó không phải lịch sử trên những trang giấy, không phải lịch sử trên những lời giáo huấn thông thường, nó là hiện thực, là tâm hồn của người Việt Nam. Một con người muốn hiểu lịch sử của mình trước hết phải hiểu lịch sử dân tộc mình. Có vậy, mình mới hiểu giá trị của chính mình.

Am Bạch Vân xây dựng trên nền Bàn Cờ Tiên
Bàn Cờ Tiên trên đỉnh Côn Sơn, nơi đây xưa có một am nhỏ hình chữ Công, tám mái chảy, có lan can xung quanh, am này có tên gọi là Am Bạch Vân. Câu chuyện người xa kể còn lưu truyền rằng: Vào một chiều thu có một số danh nhân vùng Kinh Bắc về thăm Côn Sơn, sau khi thắp hương, làm lễ, vãn cảnh, các cụ nghỉ tại chùa để ngày mai lên núi uống rượu, đánh cờ. Sáng sớm hôm sau, núi rừng Côn Sơn mây trắng bao phủ, các danh nhân lần theo lối mòn trong mây mù lên núi, tới gần đỉnh núi, nghe có tiếng cười nói, các cụ cho rằng đêm qua có người nghỉ tại am. Khi đến nơi mọi người đều ngạc nhiên thấy trong am không một bóng người, chỉ thấy bàn cờ đang đánh dở, suy nghĩ hồi lâu các cụ cho rằng trên đỉnh Côn Sơn đêm qua trời đất nối liền bằng mây mù, sương phủ, các tiên ông trên trời đã cưỡi mây xuống đánh cờ, thấy có người đến, các tiên ông bay về trời. Am Bạch Vân và bàn Cờ Tiên có tên là thế.

Biển giới thiệu về Bàn Cờ Tiên ở đỉnh Côn Sơn
Khi đấy tôi cảm thấy rất tự hào. Chắc tâm trạng ai cũng giống tôi trong giây phút ấy. Được đứng trên đỉnh núi cao nhất, nơi linh thiêng nhất, nơi mà chính danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã đứng ở đây. Nơi đã có bao sự kiện lịch sử đã xảy ra ở đây. Nên không phải tự dưng Nguyễn Trãi chọn nơi này làm nơi nghỉ dưỡng, nghe luận bàn chính sự. Có lẽ những ai đã đến Côn Sơn thì sẽ có cảm nhận giống tôi về điều đó. Bác Hồ của chúng ta cũng đã từng đến đây vào ngày ngày 15 tháng 2 năm 1965. Người từng in dấu chân khắc năm châu, bốn biển cũng đã đến thăm Côn Sơn. Người tìm đọc văn bia, lên chùa thăm hỏi các tăng ny, lội suối lên Thạch Bàn, nơi Nguyễn Trãi thường ngồi suy tư về việc nước vào những năm tháng cuối đời.

Thỏa mãn bao nhiêu, sung sướng bao nhiêu thì khi tôi nhìn thấy hình vẽ tấm bản đồ ở khối đá Bàn Cờ Tiên đấy thì những cái cảm giác trong tôi bây giờ là sự kinh ngạc và lạnh hết cả tóc gáy. Nói chung lúc đấy suy nghĩ của tôi cứ như ma làm vậy. Chỉ tiếc bây giờ, chẳng hiểu sao chính quyền lại cho phá cái đấy đi mà thay bằng cái nhà trông chẳng ra đâu vào đâu. Đúng là những ngươì không biết tôn trọng giá trị lịch sử của chính mình. Cái sự trách móc đấy tôi dành cho những nhà quản lý.

Nhưng lúc nhìn vào hòn đá có Bàn Cờ Tiên thì hình vẽ ở trên thân hòn đá giống không khác gì hình vẽ mà em đã thấy ở tấm bản đồ do Cao Biền phác họa mà tôi đã tìm thấy ở dưới cột đá trên Chùa Dạm, Bắc Ninh. Lúc đấy tôi đứng người một lúc. Không hiểu vì lý do gì mà có những điều lại lùng vậy.

Tại sao nhỉ? Tại sao có sự trùng hợp như vậy? Ai đã vẽ? Nếu tính thời gian mà Cao Biền chết đến khi Nguyễn Trãi mất cách nhau đến hơn 600 năm cơ mà? Tôi lục tất cả những gì có thể để tìm hiểu, gắn kết nó với một thông tin nào đó nhưng nó gần như vô hiệu. Từ trước đến giờ chưa có một tài liệu nào về lịch sử nói lên điều đấy. Một sự trùng hợp đến ngạc nhiên. Tôi cẩn thận cầm bản sao của tấm bản đồ đó để so sánh hai hình vẽ với nhau. Trùng hợp từng nét, không thừa, không thiếu. Chỉ có chi tiết khác là tấm bản đồ đó có bài thơ Cao Biền viết bên góc trái. Còn ở hòn đá thì không có.

Những bí ẩn về những gì Cao Biền đã làm ở nước ta khi là Tiết độ sứ thì tôi đã cố gắng tìm kiếm và đã có thông tin rồi. Nhưng đến chi tiết này thì tôi hoàn toàn bất ngờ. Từ trước tôi đã từng nghe nói đến nhiều về những danh nhân văn hóa của Việt Nam có những lời tiên tri mà mang tính như sấm truyền vậy. Như cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với những lời sấm truyền mà đến tận bây giờ vẫn thấy đúng. Đến nỗi các nhà khoa học cũng không thể giải thích được. Rồi Thiền sư Vạn Hạnh với lời sấm truyền ở Cây Gạo để nói về quá trình hình thành lên nhà Lý. Nhưng thực sự tôi chưa nghe nói bao giờ Cao Biền có những khả năng tiên tri như vậy. Đúng thật! Chỉ khi tôi đọc những lời mà Cao Biền viết đằng sau tấm bản đồ tìm được thì tôi mới thấy mình có nhận xét khách quan hơn về Cao Biền.

Lúc này tôi cũng đoán phần nào là Cao Biền cũng rất giỏi về khả năng tiên đoán. Nhưng mà những lời tiên đoán mà có cả hình vẽ khớp đến từng chi tiết qua 600 năm như thế này thì quả thật lịch sử chưa từng nói đến. Hay Cao Biền vẽ vào đấy? Cũng có khả năng chứ. Nhưng điều đó tôi có thể loại bỏ ngay vì Cao Biền đã họa sơ đồ rồi thì vẽ vào đấy làm gì. Mà nguyên tắc khi yểm Long Mạch ai lại vẽ vào đấy bao giờ. Nên tôi gạt bỏ cái suy luận đấy. Hay thật đấy! Một sự tìm kiếm mới chăng hay một phát hiện trùng hợp với chi tiết nào có trong lịch sử? Tôi cũng thấy thích thú khi nghiên cứu điều này. Nhưng tại sao lại có tấm bản đồ ở đây? Câu hỏi đấy với tôi vẫn chưa có câu trả lời.

Tôi lái xe về Hà Nội mà trên đường đi không khỏi hết những thắc mắc đó. Đầu óc suy nghĩ lung tung. Cái cảm giác lái xe của tôi không vững nữa. Cũng may là tôi đã về gần đến nhà. Lúc đó đã gần 23h30. Mọi người trong gia đình cũng đã đi ngủ hết. Nằm trên giường, tôi cứ trằn trọc mà không ngủ được. Khi mình còn thắc mắc một điều gì đó mà chưa có đáp án thì làm sao ngủ được. Thế là bỏ mặc vợ một mình với hai đứa con, tôi ra phòng làm việc và bắt đầu công việc của tôi như thường lệ, đấy là tìm kiế và tìm kiếm....

Nếu theo lời nói của Cao Biền, thì ở Đá Chông sẽ ứng với Bác Hồ, ở Bắc Ninh sẽ ứng với vua Lý Thánh Tông, ở Yên Tử ứng với vua Trần Nhân Tông và ở Côn Sơn sẽ ứng với Nguyễn Trãi. Nếu theo suy luận logic thì tất cả 4 vị đều tương ứng với 4 danh nhân văn hóa nổi tiếng của dân tộc ta. Tuy nhiên chỉ có cụ Nguyễn Trãi là quan triều đình mà không phải là Vua (tôi tạm gọi Bác Hồ là thế vì chức vụ Chủ tịch nước nếu hiểu cũng coi như một vị vua). Mà cụ Nguyễn Trãi thì ai cũng biết về cụ rồi. Nỗi oan của cụ đến bây giờ còn là điều bí mật. Theo sử sách thì cụ bị án tru di ba họ vì vướng và kỳ án Lệ Chi Viên. Theo những gì Cao Biền viết lại ở cuốn sách thì còn có rất nhiều vàng, bạc, đồng ở chỗ yểm rồi mà? Có thể đấy là cả một kho báu đấy chứ. Quả này tôi sẽ giàu to rồi nếu tìm ra được chỗ cất giấu đấy.Tự nghĩ như vậy để động viên an ủi cho tôi.

Bắt đầu từ đâu đây? Có lẽ tôi sẽ bắt đầu từ những thắc mắc đã. Nếu có kho báu thì đã tìm thấy chưa? Hiện tại những kho báu đấy còn không? Sao đến bây giờ mà chưa ai nói gì? Liệu còn ai biết không? 
Nếu để hiểu một cách logic thì: 
- Thứ nhất ở Đá Chông - K9, khi làm nơi đấy cho Bác Hồ làm việc, khả năng đã được phát hiện do chính phủ ta phải làm nhà, đào móng, rất có thể đã phát hiện ra. Nhưng là khu bí mật nên thông tin được bảo quản với mức độ tối mật. 
- Thứ hai, ở Am Ngoạ Vân là nơi đức vua Trần Nhân Tông viên tịch thì người dân đã dân lập đền tại vị trí đấy, cũng có khả năng đã phát hiện khi xây dựng Am Ngọa Vân. Chính vì vậy khi dự án trùng tu khu di tích thắng cảnh Yên Tử thì các đơn vị thi công cũng không phát hiện ra gì cả. Nếu có, thì chắc chắn báo chí cũng sẽ biết điều đó. Nhưng theo tôi biết đến tận giờ thì chưa có một thông tin gì về kho báu ở đấy.
- Thứ ba, ở gốc cây đa bây giờ mà ngày trước là Cây gạo làng Diên Uẩn (hay làng Dương Lôi, Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh, Việt Nam) cũng có khả năng đã được phát hiện khi người dân lập đền thờ và trồng cây đa ở đấy. Tất cả những điều đó, nếu tồn tại kho báu thì cũng chắc chắn không còn nữa. hoàn toàn có thể phát hiện được vì Cao Biền chỉ chôn sâu 3 tấc. Nếu chúng ta chỉ đào sâu một chút thì là tìm thấy ngay. Vì vậy việc phát hiện ra kho báu cũng là chuyện bình thường. Theo tôi thì cái hay của Cao Biền là chọn những nơi tâm linh của người Giao Chỉ như đền, đình, miếu hay những nơi linh thiêng để cất giữ kho báu. Như vậy sẽ là một cách an toàn nhất vì ông này đã nghiên cứu rất kỹ tập tục, phong tục tập quán của Việt Nam rồi. Vậy chỉ còn vị trí duy nhất là nơi có Bàn Cờ Tiên? Tôi bắt đầu hồi hộp tìm kiếm.Đỉnh Côn Sơn.

Tại đây, từ trước đến nay chưa có ai khai quật gì cả. Nếu để ở trong núi Kỳ Lân (Côn Sơn) thì ai có thể đến đấy mà lấy được. Đỉnh Kỳ Lân là nơi mà truyền thuyết của Giao Chỉ đã từng nói: Đấy là nơi giao thoa giữa trời và đất là nơi người âm dương có thể nói chuyện và là nơi thần thánh có thể hội tụ. Vậy chắc chắn sẽ vẫn còn kho báu ở đỉnh Côn Sơn. Tôi khấp khởi mừng thầm. Vậy phải tìm kiếm thôi! Tôi tự đặt câu hỏi cho chính mình như vậy và đấy cũng là sự quyết tâm của tôi. Nhưng cụ Nguyễn Trãi thì có liên hệ gì ở đây không nhỉ? Cụ là người thường xuyên ở đây đàm đạo chính sự những lúc cuối đời mà? Nếu thế chắc chắn cụ sẽ phát hiện ra ngay. Vậy có lẽ phải bắt đầu từ cụ Nguyễn Trãi vậy.

Các thông tin về cụ Nguyễn Trãi tràn ngập trong cái đầu bé tý của tôi. Chắc tôi nổ tung mất. Cụ là một danh nhân văn hóa Việt Nam và thế giới. Cụ sinh 1930 và mất ngày 19-09-1442, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau dời đến làng Ngọc Ổi, xã Sơn Nam Thượng, huyện Thương Phúc (nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội. Cụ là con trai của Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của danh nhân Trần Nguyên Hãn.

Chân dung cụ Nguyễn Trãi
Cụ thi đỗ thái học sinh năm 1400 và đã từng làm quan dưới triều Hồ Qúy Ly. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, cụ Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Đồng thời cụ cũng là khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê. Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình cụ Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.

Số cụ khổ quá nhỉ? Tôi tự nhẩm như vậy. Nhưng tại sao cụ Nguyễn Trãi lại về Côn Sơn? Câu hỏi này tôi vẫn chưa có lời giải. Câu trả lời chính là:

Tháng 2 năm 1437, vua Lê Thái Tông lại sai Nguyễn Trãi cùng với hoạn quan Lương Đăng sửa định nhã nhạc và qui chế lễ nghi trong triều đình. Đây vốn là công việc mà Nguyễn Trãi được Lê Thái Tổ sai làm từ trước, nhưng chưa kịp thi hành. Ngay tháng ấy, cụ Nguyễn Trãi đã dâng lên bản vẽ khánh đá và biểu thất trảm sớ nổi tiếng lúc đó. Tuy nhiên, vì bất đồng ý kiến gay gắt với Lương Đăng, chỉ bốn tháng sau, cụ Nguyễn Trãi xin rút lui khỏi công việc này. Tháng 12 năm 1437, vua Lê Thái Tông cho ban bố các nghi thức lễ đại triều do Lương Đăng soạn định với triều đình, cụ Nguyễn Trãi cầm đầu một nhóm văn thần như Đào Công Soạn, Nguyễn Văn Huyến, Nguyễn Liễu, Nguyễn Truyền dâng sớ phản đối.
Tượng thờ Nguyễn Trãi ở đền Côn Sơn

Kết quả, Nguyễn Liễu bị đày ra viễn châu do có lời phỉ báng hoạn quan trước mặt vua.Không chỉ thất bại trong công tác chế định nhã nhạc, Nguyễn Trãi còn chịu nhiều định kiến từ các nhân vật nắm giữ quyền hành thời bấy giờ như Lê Sát, Phạm Vấn... Năm 1434, triều đình bận rộn với chuyến đi sứ sang nhà Minh, xin cầu phong cho vua Lê Thái Tông. Tờ biểu văn cầu phong do cụ Nguyễn Trãi soạn, quan ở Nội mật viện là Nguyễn Thúc Huệ và Học sĩ Lê Cảnh Xước muốn sửa đối vài chữ. Nguyễn Trãi không cho, giận dữ mắng hai viên quan ấy là tham lam vơ vét, dẫn đến nạn hạn hán đang hoành hành lúc bấy giờ. Nguyễn Thúc Huệ đem nói việc đó với Lê Sát và Phạm Vấn, khiến hai người tức tối, trách mắng lại cụ Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi từ tạ nhưng Lê Sát vẫn giận không nguôi. Mâu thuẫn rắc rối đến độ, trong vụ án bảy tên trộm vào tháng 3 năm 1435, các quan đại thần đá việc và mắng xéo lẫn nhau.

Số là bảy tên tội phạm này đều còn ít tuổi, đi ăn trộm chiếu luật đáng xử trảm, nhưng các quan còn ngần ngại vì phải giết nhiều người quá. Khi được vua Lê Thái Tông hỏi về cách xử lý, cụ Nguyễn Trãi đã khuyên vua nên thi hành nhân nghĩa. Nhân lời tâu của Nguyễn Trãi, Lê Sát, Lê Ngân mỉa mai ông là có nhân nghĩa, có thể cảm hoá được kẻ ác thành người thiện, rồi yêu cầu cụ Nguyễn Trãi nhận và giải quyết mấy tên tù ấy. Cụ Nguyễn Trãi bối rối từ chối, tự nhận rằng "Những kẻ ấy là hạng trẻ con ranh mãnh, ương ngạnh, pháp luật của triều đình còn không thể trừng giới được, huống chi bọn tôi ít đức thì cảm hoá thế nào được ?". Hồi lâu sau mới quyết định trảm hai tên, còn thì xử lưu đày.
Vì vậy, khoảng cuối năm 1437, đầu năm 1438, Nguyễn Trãi xin về cáo phó từ quan về Côn Sơn, nơi trước kia từng là thái ấp của ông ngoại ông. Ông chỉ thỉnh thoảng mới vâng mệnh vào chầu vua

Đây rồi! Đây chính là nguyên nhân chính của sự việc. Có thể có mối liên hệ gì ở đây? Vậy mai, có lẽ tôi sẽ bỏ chút thời gian về nơi đền thờ cụ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn để tìm hiểu xem sao? Lúc đấy tôi nghĩ như vậy và quyết tâm sẽ đến tìm ra được một nguyên nhân nào đấy. Còn bây giờ thì tôi phải đi ngủ đã kẻo vợ lại không cho nằm cạnh nữa vì lúc đó cũng đã khuya rồi.

Lần thứ 4 tôi trở lại Côn Sơn. Sau gần một tuần tìm hiểu, tôi đến đến thăm đền thờ Nguyễn Trãi đúng 9h sáng. Lần này đến Côn Sơn tôi có cảm giác lạ lắm. Cái cảm giác đó vừa hưng phấn xen lẫn với tò mò. Đồng thời, cũng nhân tiện một chuyến đi,  tôi cũng muốn xem nơi mà cụ Nguyễn Trãi yên nghỉ hiện đang như thế nào. Tôi cũng muốn thắp hương tưởng nhớ cụ cho tỏ lòng nhớ ơn một con người vì dân, vì nước. 

Đền Nguyễn Trãi quả thật là đẹp, được trải nằm trên khuôn viên đất rộng gần 10.000m2, tại chân núi Ngũ Nhạc, nằm trong khu vực Thanh Hư Động và gần nơi ngày xưa từng có đền thờ bà Trần thị Thái, thân mẫu của cụ Nguyễn Trãi. Phía bên phải là dòng suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái, ôm lấy khu Đền. Sau khi thắp hương tưởng nhớ cụ, tôi cũng cầu mong cụ chỉ giáo cho cách tìm kho báu. Sau đó, tôi ra khỏi cổng đền và vào ngay quán nước trà đá mà lần trướctôi đã đến. Lần này, bà bán hàng nhớ mặt tôi nên bà hỏi tôi ngay. Tôi cũng bắt đầu câu chuyện luôn. Chính ra cứ đi đến đâu, có lẽ những thông tin về giai thoại dân gian truyền miệng nên hỏi từ những người già. Các cụ có những thông tin mà các nhà sử học không thể có được. Đó là văn hóa mà. Văn hoá truyền miệng đã đi vào truyền thống của văn hóa Việt Nam. Sử sách cũng chỉ là những tờ giấy chép lại. Văn hóa Việt Nam hấp dẫn ở chỗ đấy. Tôi có hỏi nhiều về cụ Nguyễn Trãi. Có nhiều thông tin bổ ích thật. Nhưng có một chi tiết mà tôi quan tâm nhất, cụ kể lại:

- Ngày trước nghe các cụ kể lại, cụ Nguyễn Trãi oan khuất lắm. Sau vụ án Lệ Chi Viên, nhà cụ bị tru di 3 họ. Bà cứ nghĩ đến mà buồn. Cũng may, cuối cùng còn có một người con còn sống sót. Về sau được vua khôi phục lại và cho làm quan triều đình. Tôi tìm hiểu mới thấy. Vụ án Lệ Chi Viên quả thật là một vụ án mà đến sử sách bây giờ còn nhiều tranh cãi. 


Khu di tích Lệ Chi Viên ở Gia Bình, Bắc Ninh
- Vào ngày 27 tháng 7 (âm lịch) năm Nhâm Tuấn (1442), vua Lê Thánh Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh, Hải Dương, Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 (âm lịch) vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40, được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sự xinh đẹp, có tài văn chương, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà, lúc này ông mới 20 tuổi. Các quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 (âm lịch) mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang. Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc và bị giết ngày 16 tháng 8 (âm lịch) năm này. Đến tháng 7 (âm lịch) năm Giáp Thân (1464), vua Lê Thánh Tông đã rửa oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù bá và bổ dụng người cháu còn sống sót của ông là Nguyễn Anh Vũ. 

Đài dọt lệ để tưởng nhớ nỗi oan - Khu di tích Lệ Chi Viên
Ồh, thế cụ còn một người con nối dõi. Thế là cũng may rồi. Tôi nghĩ vậy. Rồi bà kể tiếp:
- Bà còn nghe nói trước khi cụ Nguyễn Trãi bị giết, ngay sau khi bà Nguyễn Thị Lộ bị đưa về triều đình,  cụ còn để lại nhiều bí mật lắm về một cái gì đó ở đỉnh Côn Sơn, nhưng chưa kịp nói gì. Ở đây, cái giai thoại này đến bây giờ vẫn còn nhiều cụ trong làng bàn tán lắm. Bà chỉ biết rằng lúc đấy cụ chưa kịp nói với ai. Vì lúc đấy quan lại triều đình đến đây còn đông hơn người dân ở đây để bắt bớ con cháu nhà cụ. Thảm thiết lắm! Lúc đấy, ở trong nhà cụ có một người hầu nữ may mắn thoát ra, chạy lên đỉnh Côn Sơn. Sau đó thấy thắt cổ tự tự ở gần cái Bàn Cờ Tiên. Khi chết thấy các cụ trong làng bảo hình như người ấy cầm theo một di trỉ naò đấy của cụ Nguyễn Trãi về một bí mật. Nhưng sau khi chết, họ hàng ly tán không còn ai. Mọi thứ đều thất lạc hết, nên mọi cái đều trở thành truyền thuyết thôi.

Đến đây tôi thấy linh cảm như có gì đó liên quan đến kho báu ở đỉnh Côn Sơn. Tôi hỏi tiếp:
- Thế người hầu đấy tên gì hả bà? 
Bà bảo:
- Bà chỉ biết đấy là người nhà bà Nguyễn Thị Lộ tên là Hoàng Thị Gái. 
Thế là tôi đã có thêm một đầu mối nữa để tôi bắt đầu tìm kiếm. Nhưng cái tên Hoàng Thị Gái có ý nghĩa gì nhỉ? Lúc cụ Nguyễn Trãi bị bắt thì để lại cái gì? Tại sao bà này lại chạy và tự tử ở trên núi Côn Sơn? Mà lại tự tử ngay cạnh Bàn Cờ Tiên? Đúng thật là kỳ lạ. Mọi bí mật cứ dồn dập đến với tôi. Có lẽ tôi phải cần một cái gì đó để giảm bớt căng thẳng. Nghĩ vậy nên tôi đến một nơi mà có thể giúp mình rất nhiều về thông tin. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở Bác Cổ, Hà Nội.

Khi rời Côn Sơn và Hà Nội, trên đường đi tôi vẫn chưa hết thắc mắc. Lúc này sao những đầu mối tìm kiếm của tôi khó thế? Hết sự việc này đến sự việc khác làm tôi quay cuồng. Có thể cái mình muốn nó chưa đến ngay. Thôi cứ từ từ vậy. Còn đấy, kho báu có mất đâu mà lo.Tôi nghĩ vậy và phóng thẳng đến Bảo tàng lịch sử Hà Nội.

Bảo tàng lịch sử ở Bác Cổ, Hà Nội
Ở bảo tàng lịch sử Bác Cổ, quả thật con người trở thành nhỏ bé trước những giá trị văn hóa đang được trưng bày ở đấy. Không khí ở đây tĩnh lặng, vì tôi đi vào ngày thường mà. Ở đây cũng vắng, chỉ có một ít người khách nước ngoài đang xem những tư liệu ở ngoài sân. Vậy thì tôi tha hồ tìm kiếm. Tôi hỏi cô hướng dẫn viên một số việc, coi như tôi là khách du lịch. Tôi được giới thiệu nhiều điều về lịch sử. Có điều tôi biết, có điều tôi không biết. Nhưng tôi chú tâm vào những thông tin liên quan chủ yếu đến Nguyễn Trãi. Vì đầu mối tìm kiếm của tôi đang tập trung ở đấy. Bỗng có đoạn tôi cảm thấy chú ý và lắng tai nghe. Hay quá! Đúng thông tin mình tìm đây rồi.

Cô hướng dẫn có nói một đoạn:
- Trải qua Đường Tống đến đời nhà Minh có Trương Phô, Mộc Thạch và Hoàng Phúc là ba danh tướng Trung Hoa được Minh đế cho kéo quân sang Việt nam bề ngoài với danh nghĩa phò hậu Trần diệt Hồ nhưng bên trong có mang một kế hoạch diệt chủng người Việt và đổi nước ta thành quận huyện của Trung Quốc. Kế hoạch này tỉ mỉ và thâm độc hơn những kế hoạch tương tự mà người Hán đã làm từ xưa đến giờ.Trong số 3 danh tướng Trung Hoa này thì Hoàng Phúc là người rất giỏi địa lý có mang theo “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự” sang duyệt xét lại và yểm nốt những đất kết lớn nào còn sót lại cho Việt nam không thể còn có những thế hệ thịnh trị sản sinh ra được những nhân tài xuất chúng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo đã làm khó khăn cho Trung Quốc như trong thời đại Lý và Trần vừa qua. May thay Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã khôn khéo và kiên trì lãnh đạo cuộc kháng Minh đến thành công sau 10 năm gian khổ. Khi bắt sống được Hoàng Phúc ta thu được toàn bộ tài liệu của kế hoạch nêu trên trong đó có cả tập “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự”. 

Bảo tàng lịch sử ngày xưa
Thật bất ngờ! Cụ Nguyễn Trãi chính là người đã có bản “Cao Biền tấu thư địa ký kiều tự”. Đúng là tôi vớ được vàng rồi. Tôi vội vàng rời khỏi bảo tàng và lao thẳng về nhà.

Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Kỳ Nghỉ Việt 

VIET HOLIDAY CO., LTD

mua bán iphone cũ | iphone 4 | iphone 4s | iphone 5 | sua chua dien thoai | miếng dán cường lực | hoc sua chua dien thoai | pin dien thoai | sửa chữa iphone | samsung galaxy s3 | Tìm gia sư với http://giasu24h.com | sửa nhà | Đơn vị cung cấp dịch vụ thue cau xe cau | xây nhà | xây nhà đẹp |cung cấp dịch vụ ep coc be tong | Công ty cung cấp dịch vụ son nha | tao web mien phi , web gia re | tai nghe |

                                                                    Địa chỉ  1  :    Số 2 Tam Trinh - Hai Bà Trưng - Hà Nội

                                                                    Địa chỉ  2  :    Số 10 - 190/19 Đường Hoàng Mai, Quận Hoàng Mai - Hà Nội

                                                                    Email      :     Vietholidayvn@gmail.com;       Sales@visahochieunhanh.com

                       Facebook: Vietholidayvn ; YM chat:   VietholidayVN ;  Hotline: 098 555 6000;   Tel: 04.3. 996 5551; 04.3.6320952; 53Fax/Tel: 04.36628468

Dich vu visa , Dich vu ho chieu nhanh , Dich vu visa Trung Quoc , Visa China , China visa , Visa Hongkong, Hongkong visa ,

Gia han visa, Cap moi visa, Tu van ho chieu nhanh , Xin visa xuat canh , Visa nhap canh Vietnam , The tam tru tai Vietnam