CÔNG TY VIETHOLIDAY là công ty chuyên dịch vụ và tư vấn thủ tục Xuất Nhập Cảnh đơn giản và nhanh nhất cho khách hàng. Chúng tôi không phải đại sứ quán TrungQuốc hay cơ quan Xuất nhập cảnh Việt Nam.

Dịch vụ của chúng tôi được Sứ quán, cơ quan XNC và các đơn vị liên quan xét duyệt và cấp phép . Mọi hướng dẫn thủ tục và các biểu mẫu trên website của chúng tôi được trích dẫn từ các nguồn chính thức của Chính Phủ Việt Nam và sứ quán các nước. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm thủ tục và cách thức làm visa trên các trang web chính thức của Xuất Nhập cảnh Việt Nam Đại sứ Quán Trung Quốc hay các nước khac. (trang của Xuất nhập cảnh ViệtNam.

Mức giá của công ty chúng tôi đưa ra sẽ cao hơn mức giá ở Sứ quán vì đã bao gồm phí dịch vụ.

 MẪU GIẤY TỜ, TỜ KHAI

TỜ KHAI XIN CẤP HỘ CHIẾU

BẢNG GIÁ VISA TQ, HK, MC

BẢNG GIÁ VISA NHẬP CẢNH

* BẢNG GIÁ VISA LÀO CHO CÁC QT

GIA HẠN VISA CHO NGƯỜI NN

GIẤY PHÉP LÁI XE CHO NGƯỜI NN

THỦ TỤC VISA ĐI TRUNG QUỐC

THỦ TỤC VISA ĐI HỒNG KÔNG

VISA NHẬP CẢNH CỬA KHẨU

VISA NHẬP CẢNH VIỆT NAM KHẨN

DỊCH VỤ ĐÓN KHÁCH NHANH TẠI SB

THỦ TỤC XIN THẺ APEC

GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ BẢO LÃNH NHẬP CẢNH

VISA CHO KHÁCH Ở QUÁ HẠN

THẺ TẠM TRÚ ,  VISA DÀI HẠN

VÉ MÁY BAY GIÁ RẺ 

* VISA CÁC NƯỚC KHÁC

* KÝ HIỆU CÁC LOẠI VISA VIỆT NAM

THỨ TỰ CÁC BƯỚC LÀM THỦ TỤC XUẤT NHẬP CẢNH

THỦ TỤC XIN CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

HƯỚNG DẪN LÀM TRỰC TIẾP THỦ TỤC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIÊTNAM

THÔNG TIN CHUẨN BỊ ĐI MÁY BAY

* NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

* THÔNG TIN DU LICH CẦN THIẾT

* CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT


04.3.9965551
098 555 6000; 0915 854 389

Tin Mới

TÌM LẠI VIỆT NAM
CHUYÊN MỤC GIẢI TRÍ 


Tìm lại Việt nam - Find Vietnam P6
Họ có nghĩ khi mất đi rồi, người đời nhìn họ như thế nào. Tôi mới thấy thấm thía câu nó của bác bảo tôi: 

Giá trị của con người không phải họ là ai, làm gì, ở cương vị nào mà giá trị ở chỗ họ đã làm gì cho lịch sử dân tộc, điều đó quan trọng hơn. Nói đến đây, bác lặng lẽ quay đi. Có lẽ tôi hiểu, bác đã từng là người lính, một người đã hy sinh một bên chân khi tham gia trận chiến Tết Mậu Thân năm 1968. Bác đứng dậy nhìn ra cửa sổ nhìn về phía xa, trầm ngâm không nói. Cái chân giả làm cái dáng bác khập khễnh. Nhưng cái chân đó với tôi nó còn quý hơn những cái chân lành lặnh mà không biết tìm chỗ đứng của mình trong xã hội. Tôi cảm thấy có cái gì nghẹn ở cổ họng. Rồi những dọt nước mắt tứ từ từ…. Tôi tự nhủ với lòng mình, hãy cố gắng tìm lại những gì lịch sử đã có, đã mất, đã thất lạc cho dù chỉ để chứng minh với riêng mình cũng được. Tôi cám ơn bác và ra về.
 


Xe thiết giáp chở linh cữu Bác Hồ ở Đá Chông
Sau cuộc nói chuyện đấy, tôi càng quyết tâm để tìm hiểu về những bí mật tôi đang có. Sáng hôm sau, tôi lên Đá Chông. Đến nơi, tôi đi tham quan mọi di tích ở đó, thấy hiểu hơn về những gì Bác Hồ đã từng ở. Nhưng bãi yểm Long Mạch của Cao Biền ở đâu? Tôi vẫn mày mò tìm kiếm. Ngồi nghỉ ở khu vực K9, tôi thấy cũng nhiều đoàn khách tham qua chỗ này. Cả dãy Tản Viên rộng bao la bát ngát thế này thì làm sao phát hiện được ở chỗ nào.

Tôi đành ngồi tạm ở một chỗ giải khát để uống nước. Suy nghĩ trong đầu em bây giờ là cố gắng tìm bằng được nơi Cao Biền đã cho yểm long mạch ở dãy Tản Viên này. Miên man một lúc, em có hỏi bà bán nước ở gần đấy. Chính những nơi này, cái tinh thần học hỏi, những chi tiết lịch sử hay người Việt Nam mình gọi bằng một cái tên là văn hóa dân gian truyền miệng. Đúng! Cái văn hóa đó đã góp lên bao nhiêu những cao dao, tục ngữ hay cho văn học Việt Nam. Chắc biết tôi đến lần đầu nên bà cụ đon đả mời tôi nước. Ngồi uống, tôi bắt chuyện làm quen và có hỏi bà ấy, ở đây có những nơi nào mà từ ngày xưa các cụ nhà ta gọi là linh thiêng nhất và huyền bí nhất không? 


Cụ già cười và đáp:
 
- Ở đây, ai cũng biết hết những chi tiết, giai thoại lịch sử về thần Tản Viên, Sơn Tinh - Thủy Tinh. Họ truyền tai nhau về những giai thoại khi còn là đứa trẻ. Nào thì chuyện quanh núi Ba Vì nhiều tên đất, tên làng, tên vạt đồi đồng nội, tên dòng sông, khe suối, địa danh, địa hình, địa vật, đầm hồ, bờ bãi, đình, đền, miếu mạo và những con người còn in đậm trong sự tích và chuyện kể dân gian xứ Đoài gắn liền với truyền thống Sơn Tinh. Nào thì chuyện những quả đồi Mòm, dẫy gò Choi thuộc vùng Tòng Lệnh, ở phía Bắc núi Ba Vì; những trái núi ở vùng Sụ Đá, La Phù và Thạch Khoán; những hòn núi Chẹ và dãy nũi đá Chèm ở phía Tây thuộc mạn Sông Đà; những dãy đồi Máng Sòng, Đồi Giếng ở phía Đông núi Ba Vì là những chiến tích của Sơn Tinh, ngày đêm gánh đất để lập thành phòng tuyến chống lại Thủy Tinh. Về sự tích” Đồi Đùm đứt quai, đồi Vai lọt sọt”. Chuyện xưa kể lại rằng đồi Vai cao nhất ở xã Kim Sơn là tảng đá rơi vì sọt thủng, còn dãy đồi Đùm san sát kéo dài ở xã Xuân Sơn là do đứt quang, đất đổ ra nhiều trên dọc con đường Sơn Tinh gánh đất. Chuyện cắm chông chà ở bãi Đá Chông, thả rong rào, chăng lưới ở vùng suối Cái, cho quân gieo hạt mây thành rừng quanh núi U bò, ném lạt tre tạo thành lũy tre dày ở vùng ngòi lặt, lao gỗ đá từ trên núi xuống tạo thành mười sáu ngả ở vùng Đầm Đượng v.v… là những phương kế của Sơn Tinh.

Tôi nghe mà lòng thấy vui vui. Giá như trong những bài học lịch sử, giá như những cô cậu học trò mà bị điểm không về lịch sử như báo chí đã nói sẽ nghĩ gì khi họ đến đây. Ngượng thay cho những người Việt Nam lớn lên mà không biết sử Việt Nam. Tôi hỏi tiếp:
 
- Thế cụ có nghe nói ngày xưa tướng Cao Biền yểm Long Mạch của nước Việt mình ở đây không?
Cụ cười và đáp:
- Nhiều lắm, nhưng đến bây giờ thì có những cái nó thật thật hư hư, không ai biết được đâu.

Tôi vừa ngồi vừa suy nghĩ. Bây giờ ở đây thì biết ở chỗ nào nhỉ? Nếu theo Cao Biền nhận xét thì chỗ đã chính là nơi có vị thánh Giao Chỉ sẽ viên tịch. Vậy thì chỉ có thể là nơi Bác Hồ đã làm việc và chữa bệnh ở đấy. Chính xác rồi! Vậy có thể khẳng định chỗ Bác Hồ chọn nơi để làm nơi làm việc trong những năm kháng chiến là chỗ Cao Biền yểm Long Mạch. Nếu việc yểm Long Mạch mà thất bại, thì chỗ đấy là nơi vượng khí. Đúng. Khu bãi yểm Long Mạch chính là Đá Chông. Thế là tôi có thể xách định được một nơi mà Cao Biền đã yểm Long Mạch nước ta nhưng thất bại chính là địa danh Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội. Tôi vui mừng vì đã giải mã được một nơi. Sau đó tôi về nhà và định bụng sẽ bắt đầu tiếp theo là Từ Sơn, Bắc Ninh.
 


Đình Sấm, nơi Đinh La Qúy trồng cây gạo
Có lẽ địa danh này ở gần Hà Nội nhất. Mà đúng thôi, đất Bắc Ninh là cái nôi của triều đại Lý mà. Hàng ngàn câu chuyện, di tích lịch sử trên đất Bắc Ninh này. Nhưng với những gì Cao Biền viết thì mình phải tự tìm hiểu xem là ở chỗ nào đã. Theo những gì Cao Biền để lại thì việc Cao Biền trấn yểm ở Bắc Ninh thì nhiều vô kể và có nhiều giai thoại kể lại, mỗi một giai thoại có những tình tiết khác nhau. Khi Cao Biền phát hiện ra đất Bắc Ninh sẽ phát Vương, khí vượng nên đã yểm hết những vị trí mà Cao Biền nghiên cứu nhằm giảm sinh khí long mạch của Giao Chỉ. Vậy thì có lẽ địa điểm này sẽ đơn giản hơn cho việc tìm kiếm rồi. 

Tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin tôi được biết địa điểm đấy bây giờ làm gì còn con sông Điềm nữa. Trong quá trình tìm kiếm các pho sử Việt Nam thì tại Thiền uyển tập anh có một chi tiết làm tôi nghi ngờ: Theo sách Thiền uyển tập anh, cây gạo do thiền sư Đinh La Qúy trồng ở chùa Châu Minh, làng Diên Uẩn thuộc hương Cổ Pháp (Bắc Ninh ngày nay) vào năm 936 thời Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ
 
Nguyên do việc trồng cây gạo, theo lời sư Đinh La Quý trước khi mất (năm 936), vì vào giữa thế kỷ thứ 9, Biền đắp thành Tô Lịch, biết đất Cổ Pháp có khí tượng đế vương, nên đã đào đứt con sông Điềm và những ao Phù Chẩn đến 19 chỗ để trấn yểm. Sư Đinh La Quý đã khuyên Khúc Lãm lấp lại như xưa. Đồng thời, ông có trồng một cây gạo tại chùa Châu Minh, làng Diên Uẩn - tức là làng Dương Lôi sau này - để trấn chỗ bị đứt. Theo lời thiền sư Đinh La Quý, việc trồng cây gạo của ông nhằm khôi phục lại long mạch bị Cao Biền phá gãy, ngoài mục đích sinh ra chân mạng đế vương, chấn hưng đất nước còn vì bậc đế vương đó có thể phò dựng Chính pháp làm hưng thịnh Phật giáo


Vị trí cây gạo do Đinh La Qúy trồng tại đình Sấm
À, vậy thì có khả năng tại chỗ trồng cây gạo, nơi mà thiền sư Đinh La Quý đã hóa giải. Tôi xuống luôn Bắc Ninh. Qua nhiều thông tin của người dân đang sống ở đấy tôi được biết; Cây gạo làng Diên Uẩn (hay làng Dương Lôi, Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh, Việt Nam) được xem là sinh vật gắn liền với một số sự kiện lịch sử Việt Nam thế kỷ 10, thế kỷ 11 và tồn tại hơn 1000 năm tuổi. Năm 1009, sau 73 năm tồn tại, cây gạo làng Diên Uẩn bị sét đánh nhưng không chết. Theo ghi chép của sử sách (Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án, Khâm định Việt sử thông giám cương mục), tại chỗ sét đánh trên thân cây có bài thơ sấm mà có ý kiến cho rằng tác giả chính là sư Vạn Hạnh. Bài thơ được giải mã mang nội dung tiên đoán việc nhà Lý nối nghiệp nhà Tiền Lê, cũng như tên các triều đại kế tục tiếp theo trong lịch sử Việt Nam như nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, chúa Trịnh. Vì sự kiện cây gạo bị sét đánh, làng Diên Uẩn còn được mang tên là làng Dương Lôi hay Đình Sấm. Làng Diên Uẩn chính là nơi sinh ra Lý Công Uẩn. Không lâu sau khi bài thơ sấm xuất hiện, Lý Công Uẩn lên ngôi vua thay thế nhà Tiền Lê, tức là vua Lý Thái Tổ. Cây gạo làng Diên Uẩn tồn tại suốt chiều dài lịch sử cho tới thế kỷ 20. Năm 1966, trong một trận bão lớn đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam, cây gạo già yếu quá bị đổ. Tính từ khi được sư Đinh La Quý trồng tới khi chết, cây gạo tồn tại 1030 năm. Tại chỗ cây gạo xưa, người ta trồng vào một cây đa. Cây có 8 cành, tượng trưng cho 8 vị vua đời Lý.

Tượng Lý Công Uẩn (ở Hà Nội)
Nếu theo lịch sử ghi lại thì Lý Thái Tổ húy là Lý Công Uẩn sinh ngày 12 tháng Hai năm Giáp Tuất (tức 8 tháng 5 năm Mậu Thìn âm lịch, 6 tháng 6 năm 974 dương lịch), là người ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay ở xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có đền thờ) . Mẹ là người họ Phạm. Khi lên 3 tuổi, mẹ ông đem ông cho sư Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp làm con nuôi và đi tu từ đó. Đến 7 tuổi, ông được cha nuôi gửi cho một người bạn là thiền sư nổi tiếng là Vạn Hạnh dạy dỗ. Lớn lên, với sự bảo hộ của sư Vạn Hạnh, ông vào kinh đô Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lê, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông là người khoan thứ nhân từ, có lượng đế vương. Vậy thì đúng như những gì Cao Biền dự tính hơn 100 năm sau sẽ có thánh nhân đưuợc sinh ra ỏ đây mà chính là vua Lý Công Uẩn. Cũng như những gì còn hiện hữu, dưới gốc cây đa chính là vị trí thứ 2 trong việc trấn yểm Long Mạch Giao Chỉ của Cao Biền.

Xong được 2 vi trí giải mã, tôi bắt đầu nghiên cứ vị trí thứ 3. Nên bắt đầu từ đâu đây Côn Sơn hay Yên Tử. Có lẽ tôi sẽ về Yên Tử trước, đất của Phật. Tôi nghĩ vậy. Còn Côn Sơn sẽ đến sau cùng, không đi đâu mà vội vì Côn Sơn tôi cũng đã đến khi tìm hiểu về bà Hoàng Á Lệ rồi, nên chọn đến sau cùng cho có nhiều thời gian tìm hiểu hơn. Ngày hôm sau tôi lên Yên Tử. Nhưng tại sao Cao Biền lại chọn Yên Tử là chỗ có Long Mạch?

 Núi Yên Tử là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam". Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn. Theo Đại Nam nhất thống chí, bộ quốc sử thời Nguyễn, Yên Tử là “Tổ sơn” của toàn bộ khu vực núi non vùng Hải Đông (tức toàn bộ phía Đông đồng bằng châu thổ Bắc Bộ thời Trần, trong đó có Hải Dương, Quảng Ninh ngày nay) và vùng Đông Triều thuộc khu vực sườn nam dãy núi Yên Tử là nơi phát tích của nhà Trần, không phải là vùng Tức Mặc-Long Hưng-Thiên Trường.
Đỉnh Yên Tử nhìn xuống
Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng “nhà Trần là dân đánh cá, vốn là người Đãn, một cư dân sống dọc theo biển từ Phúc Kiến trở xuống, di cư đến Việt Nam và trở thành một thế lực vào lúc Lý mạt”. Đông Triều có thể là nơi định cư đầu tiên của nhà Trần sau cuộc di cư về Nam ấy. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Trước kia tổ tiên vua (Trần Cảnh – Trần Thái Tông) là người đất Mân”. An Nam chí lược của phản thần Lê Tắc là một trong số những bộ sử được coi là sớm nhất ở nước ta còn lại đến ngày nay ghi chép khá rõ về Yên Tử: “Núi Yên Tử gọi là Yên Sơn hoặc Tượng Sơn, bề cao lên quá tầng mây. Đầu niên hiệu Hoàng Hựu, nhà Tống (1049-1053), triều đình lại ban tên Tử Y Đông Uyên. Đại sư là Lý Tự Thông có dâng lên vua hải nhạc danh sơn đồ và vịnh thơ tán:

Phúc Địa thứ tư tại Giao Châu là Yên Tử sơn.
 
Tân kỳ chóp núi nêu vài nụ,
Yểu điệu hình khe trổ một ngành.
Tiên cỡi loan qua ngồi cảnh Tịnh,
Người xem rồng xuống giỡn đầm xanh”.


Phong cảnh Yên Tử
Như vậy, Yên Tử là phúc địa thứ tư trong bốn vùng đất được coi là “phúc địa của Giao Châu”. “Đã có một loại quy hoạch tâm linh” nào đó ít nhất tồn tại dưới thời Lý, thời Trần về bốn ngọn núi ở Bắc Bộ. Không phải vô cớ khi chính Trần Nhân Tông lại chọn Yên Tử làm nơi tu tập của mình, bởi vì Ngài không thể không biết đó là phúc địa (đất phúc). Đại Nam nhất thống chí viết: “Núi Yên Tử ở cách huyện Đông Triều 35 dặm về phía đông bắc, có tên nữa là Tượng sơn… Năm Tự Đức thứ 3 liệt vào hàng danh sơn, chép trong điển thờ. Xét: núi này các vua triều Trần cho là đất danh thắng nên dùng làm chỗ tham thiền…”. Cho nên, việc Điều ngự Giác hoàng không tìm về nơi khác mà lại chọn Yên Tử làm nơi tu hành không phải là vô căn. Thứ ba, Yên Tử có đủ những điều kiện để giúp cho những bậc tu hành đắc đạo, không kém gì xứ sở Phật-đà-già-la (NairanJana) của đức Phật Thích-ca. Đức Phật Tổ Thích-ca-mâu-ni đắc đạo thành Phật là nhờ vào phép tu thiền định dưới gốc cây Bồ-đề. Vua Trần cũng tu thiền, lấy pháp tu thiền để đạt đạo. Người tu theo pháp môn thiền định rất cần tới một nơi yên tĩnh, thanh tịnh để ngồi thiền. Núi rừng Yên Tử cách biệt với phàm trần là một nơi lý tưởng để tu thiền.


Trúc Lâm Yên Tử
Không bàn tới yếu tố tĩnh mịch, linh thiêng hay yếu tố phong thủy của núi này mà xét tới tính khoa học của vấn đề, các nhà nghiên cứu cho rằng: những quả núi lâu đời như Yên Tử, Hy Mã Lạp Sơn (Tây Tạng) Phú Sỹ (Nhật Bản)… đều có lực từ trường khá lớn. Những luồng điện này sẽ làm tăng thêm lực cho dòng lưu nhân điện trong thân thể những người ngồi thiền nơi núi đó. Đức Phật Thích-ca-mâu-ni đã từng nhập định và thành đạo dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn, cạnh núi Tượng Đầu. Sau khi đắc đạo, Ngài vẫn thường cùng với các đệ tử ngồi thiền định trên non Linh Thứ. Người ngồi thiền mặt quay về hướng nam, lưng xây về hướng bắc là tốt nhất. khi ngồi, tư thế lưng phải thật thẳng đứng để cho cho luồng hỏa hầu của cơ thể lưu chuyển dễ dàng trong cột sống. Muốn vậy, người ta phải kê gối ngồi thiền (bồ đoàn) hay tận dụng mặt bằng có độ dốc hơn nghiêng về phía trước.

Vị trí ngồi thiền phải ở nơi thanh tịnh, thoáng khí trong lành, môi trường ô nhiễm sẽ làm cho khí prana trong cơ thể (được tạo ra trong khi tọa thiền) sẽ không được tinh khiết, bất lợi cho việc tạo luồng hỏa hầu trong cơ thể. Vạt núi sườn nam của Yên Tử hợp cách rất tự nhiên giúp cho người tu thiền có được các điều kiện ngoại cảnh đó. Núi rừng Yên Tử đã từng được coi là núi Linh Thứu bên Tây Trúc qua áng thơ của đệ tam tổ Huyền Quang:
 

Tây Trúc đường vào
 
Nam Châu có mấy.
Non Linh Thứu ai đem về đây,
Cảnh Phi Lai mặt đà thấy đáy.
Vào chung cõi thánh thênh thênh,
Thoát rẽ lòng phàm phây phấy


Một số bức họa vẽ về Trần Nhân Tông




Tượng vua Trần Nhân Tông tại phủ Thiên Trường
Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng ThiềnTrúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương (, 1284-1330), vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách Thạch thất mị ngữ và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như Chùa Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Đông Triều... Tại trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn.

Đứng ở độ cao 1068 m trên đỉnh núi, tôi có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông Bạch Đằng. Yên Tử đúng là đất Tứ Linh của Giao Chỉ. Đúng là nơi mà Cao Biền đã phát hiện ra. Nếu nói về Yên Tử thì đúng là nhiều vô kể. Có lẽ ở đây sẽ là nơi mà khó khăn nhất trong việc tìm kiến đây. Cao Biền định sẽ yểm ở đâu? Ở đâu là Long Mạch? Tôi cũng có chút tò mò rồi. Nếu theo những cái mà Cao Biền nói về Yên Tử thì đấy là nơi có vị thánh của Giao Chỉ viên tịch mà thành phật. Khó nhỉ? Theo các dữ liệu sử sách ghi lại thì có một nơi mà khả năng là tương ứng với những gì Cao Biền đoán đấy chính là Am Ngọa Vân.
 


Chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử
Am Ngoạ Vân (hay Chùa Ngoạ Vân) nay thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Chùa nằm ở sườn Nam của ngọn núi cao thuộc dãy núi Yên Tử, núi có tên chữ là Bảo Đài Sơn hay núi Vảy Rồng hoặc Vây Rồng như cách gọi của nhân dân địa phương ngày nay. Chùa nằm ở độ cao khoảng 600m so với mặt nước biển. Theo ghi chép của các nguồn sử liệu thì: Sách Đại Việt Sử ký toàn thư chép “Mùa đông tháng 11, …ngày mồng 3 thượng hoàng (Trần Nhân Tông - TG) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử” , như vậy việc Trần Nhân Tông mất tại Ngoạ Vân Am là việc có thể khẳng định và được chính sử ghi chép rõ ràng. Sách Tam tổ thực lục ghi chép kỹ hơn “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được, khi lên đến núi ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” Văn bia Trùng tu Ngoạ Vân tự năm Đinh Hợi niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 3 (1707) hiện còn lưu giữ tại chùa có đoạn “Nay thấy chùa Ngoạ Vân, xã An Sinh, huyện Đông Triều , phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương thực là nơi cổ tích danh lam”
 

Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Kỳ Nghỉ Việt 

VIET HOLIDAY CO., LTD

mua bán iphone cũ | iphone 4 | iphone 4s | iphone 5 | sua chua dien thoai | miếng dán cường lực | hoc sua chua dien thoai | pin dien thoai | sửa chữa iphone | samsung galaxy s3 | Tìm gia sư với http://giasu24h.com | sửa nhà | Đơn vị cung cấp dịch vụ thue cau xe cau | xây nhà | xây nhà đẹp |cung cấp dịch vụ ep coc be tong | Công ty cung cấp dịch vụ son nha | tao web mien phi , web gia re | tai nghe |

                                                                    Địa chỉ  1  :    Số 2 Tam Trinh - Hai Bà Trưng - Hà Nội

                                                                    Địa chỉ  2  :    Số 10 - 190/19 Đường Hoàng Mai, Quận Hoàng Mai - Hà Nội

                                                                    Email      :     Vietholidayvn@gmail.com;       Sales@visahochieunhanh.com

                       Facebook: Vietholidayvn ; YM chat:   VietholidayVN ;  Hotline: 098 555 6000;   Tel: 04.3. 996 5551; 04.3.6320952; 53Fax/Tel: 04.36628468

Dich vu visa , Dich vu ho chieu nhanh , Dich vu visa Trung Quoc , Visa China , China visa , Visa Hongkong, Hongkong visa ,

Gia han visa, Cap moi visa, Tu van ho chieu nhanh , Xin visa xuat canh , Visa nhap canh Vietnam , The tam tru tai Vietnam