CÔNG TY VIETHOLIDAY là công ty chuyên dịch vụ và tư vấn thủ tục Xuất Nhập Cảnh đơn giản và nhanh nhất cho khách hàng. Chúng tôi không phải đại sứ quán TrungQuốc hay cơ quan Xuất nhập cảnh Việt Nam.

Dịch vụ của chúng tôi được Sứ quán, cơ quan XNC và các đơn vị liên quan xét duyệt và cấp phép . Mọi hướng dẫn thủ tục và các biểu mẫu trên website của chúng tôi được trích dẫn từ các nguồn chính thức của Chính Phủ Việt Nam và sứ quán các nước. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm thủ tục và cách thức làm visa trên các trang web chính thức của Xuất Nhập cảnh Việt Nam Đại sứ Quán Trung Quốc hay các nước khac. (trang của Xuất nhập cảnh ViệtNam.

Mức giá của công ty chúng tôi đưa ra sẽ cao hơn mức giá ở Sứ quán vì đã bao gồm phí dịch vụ.

 MẪU GIẤY TỜ, TỜ KHAI

TỜ KHAI XIN CẤP HỘ CHIẾU

BẢNG GIÁ VISA TQ, HK, MC

BẢNG GIÁ VISA NHẬP CẢNH

* BẢNG GIÁ VISA LÀO CHO CÁC QT

GIA HẠN VISA CHO NGƯỜI NN

GIẤY PHÉP LÁI XE CHO NGƯỜI NN

THỦ TỤC VISA ĐI TRUNG QUỐC

THỦ TỤC VISA ĐI HỒNG KÔNG

VISA NHẬP CẢNH CỬA KHẨU

VISA NHẬP CẢNH VIỆT NAM KHẨN

DỊCH VỤ ĐÓN KHÁCH NHANH TẠI SB

THỦ TỤC XIN THẺ APEC

GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ BẢO LÃNH NHẬP CẢNH

VISA CHO KHÁCH Ở QUÁ HẠN

THẺ TẠM TRÚ ,  VISA DÀI HẠN

VÉ MÁY BAY GIÁ RẺ 

* VISA CÁC NƯỚC KHÁC

* KÝ HIỆU CÁC LOẠI VISA VIỆT NAM

THỨ TỰ CÁC BƯỚC LÀM THỦ TỤC XUẤT NHẬP CẢNH

THỦ TỤC XIN CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

HƯỚNG DẪN LÀM TRỰC TIẾP THỦ TỤC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIÊTNAM

THÔNG TIN CHUẨN BỊ ĐI MÁY BAY

* NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

* THÔNG TIN DU LICH CẦN THIẾT

* CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT


04.3.9965551
098 555 6000; 0915 854 389

Tin Mới

TÌM LẠI VIỆT NAM
CHUYÊN MỤC GIẢI TRÍ 


Tìm lại Việt nam - Find Vietnam P4
Quyển sách thực chất chỉ có những lời tự sự của bố ông ấy. Nội dung là viết lại những cái mà bố ông đã nhìn thấy ở Việt Nam. Trong quyển hồi ký đó có nhiều dòng chữ có nêu đến địa danh Yên Thế, những cái nghi hoặc về cái chết của cụ Đề Thám, những điều mà cụ Đề Thám trước khi mất còn chưa yên tâm....

Hay quá! Thế là tôi biết thêm được một sự việc. Tôi cũng bảo với ông ấy là tôi xin trả lại cuốn hồi ký này để ông mang về lưu trữ tại bảo tàng riêng của gia đình ông. Ông vô cùng biết ơn tôi và hẹn một ngày gần nhất ông ấy sẽ đến Việt Nam để gặp tôi. Tôi cũng cảm thấy vui vui khi mình dã làm được một việc có ý nghĩa. Có thể con người ai cũng có một hoài bão lớn, muốn làm được một việc lớn, có ích cho xã hội. Nhưng đối với tôi, cuốn nhật ký đó đã trở thành một việc mà tôi tự hào nhất.

Tôi nghĩ ở cuộc sống này, mỗi con nguời Việt Nam đều nên hiểu lịch sử Việt Nam, đều muốn con cháu mình sẽ noi gương các thế hệ cha ông đã đổ bao nhiêu sương máu để bảo vệ đất nước, độc lập thì mình hãy nên tự hào về mình là người Việt Nam. Chứ đừng trở thành những công cụ của những kẻ chỉ biết bòn rút nền kinh tế Viêt Nam, tham nhũng, tham ô làm cho Việt Nam tụt hậu với thế giới, luôn mồn nói học và làm việc theo gương Hồ Chủ tịch mà đâu có làm theo... Tôi lại nói về chính trị rồi. Thôi! Mệt lắm. Tôi cũng chỉ hy vọng đất nước mình sẽ có những thay đổi để cuộc sống thoải mái hơn.

Nói chuyện nhiều với ông, tôi cũng thấy thú vị. Nhưng có một chi tiết ông ấy nói ra khi chia tay với bà vợ cả cũng là lúc cuốn hồi ký của ông cụ bị mất. Tôi có hỏi bà ấy là người nào thì Ông ấy nói:
- Ngày trước ông lấy bà ấy là do biết bà ấy là một diễn viên Châu Á, sống ở khu người Hoa. Là người Mỹ gốc Hoa, tên là Hoàng Á Lệ. Chính bà ấy đã đề nghị ông ấy được về Việt Nam để tìm kiếm lại những người trong gia đình cụ Đề Thám. Lúc đấy, ông ấy đồng ý vì lý do là bà ấy là người gốc Hoa. Dù sao về Trung Quốc rồi sang Việt Nam cũng tiện lợi. Chứ người Mỹ làm sao mà sang Việt Nam được. Ông cũng thầm cảm ơn bà ấy vì việc đấy. Nhưng sau khi về Trung Quốc thì bà ấy không quay lại Mỹ nữa. Điều ngạc nhiên là hôm bà ấy ra đi cũng là hôm mà gia đình ông ấy không thấy cuốn hồi ký nữa.

Lại một tình tiết mới bắt đầu xuất hiện, ly kỳ đây. Có mối liên hệ gì giữa bà này và Trung Quốc không nhỉ? Sao bà này lại không quay trở lại? Mà tại sao bà ấy lại trùng hợp với việc mất cuốn nhật ký đó? Hay bà ấy cố tình? Tôi bắt đầu đặt nhiều câu hỏi? Tạm thời tôi nghĩ mình thử làm thám tử bất đắc dĩ một tý. Nhưng tôi biết từ đâu đây? Nhiều thông tin quá! Mà đầu mối nghi ngờ duy nhất của tôi thì chỉ có mỗi cái tên. Tức thật! Tôi tạm thời gác lại chuyện này và không suy nghĩ nữa. Mục đích chính của tôi là đang giải mã tấm bản đồ, chứ không phải truy tìm bà gì đó.

Sự việc này có phần càng thêm hấp dẫn khi tôi cứ tưởng là có bản đồ là như một hình vẽ để đi tìm chứ lại mã hóa kiểu này thì khó quá. Em đâu có phải nhà khảo cổ đâu mà có kiến thức được. Mà em cũng như mù tịt với những thông tin này. Thế là em bắt đầu tìm kiếm thông tin về sự kiện này. Tra sách báo, tài liệu... thì em mới được biết có hàng nghìn chi tiết còn chưa được rõ về cái chết của cụ Hoàng Hoa Thám. Phức tạp quá. Nhưng tập hợp tất cả thì em chỉ xoay quanh một thông tin chi tiết hết sức quan trọng, đấy là thông tin có gắn liền với bài thơ trên áo bà Thế để lại bên Pháp.

“Cờ nghĩa bao năm đành lỡ vận.
Hậu thế nghìn năm nào ai hay.
Yên ngựa gửi thân nơi hồn đất.
Thế sự Hoàng Hoa ai biết chăng?”.

Các câu thơ rất trùng với nhau. Nhưng những hiện vật trên đều đang lưu trữ tại bảo tàng Bắc Giang. Tôi có lẽ sẽ làm một chuyến đến Bắc Giang vậy. Hay! Tham quan lại những gì mình đã tìm kiếm. Và sự thật bắt đầu xuất hiện với tôi.

Khó nhỉ? Tôi tự nhủ, với những gì mà có trong tay hiện tại chỉ là những chi tiết gần như chưa chứng minh được nguyên nhân tìm cái mật mã đấy. Tại sao lại cuộn giấy chứa đựng bài thơ lại để trong hai cái đĩa cổ nhỉ? Mỗi cái đĩa cổ có bốn hình con cá bơi bốn góc. Úp 2 bát vào nhau và ở giữa là tờ giấy viết bài thơ, có ý nghĩa gì nhỉ?

Bắt đầu tôi cảm thấy khó rồi. Tôi tự nhủ mà những hiện vật đấy tại sao lại tìm được ở ngôi mộ của ông ăn mày? Có phải mộ cụ Đề Thám không? Tôi có xuống Bắc Giang và cũng qua tìm hiểu thông qua những người ở khu vực đấy, cũng có hỏi đôi chút về mộ cụ Đề Thám thì tôi nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau, câu trả lời khác nhau. Ly kỳ và huyền bí hơn đi tìm mộ Khổng Minh. Còn nhiều người nói rằng có cả bí mật về kho báu của cụ Đề Thám để lại nữa. Ôi! Giữa hàng trăm những chi tiết, hàng trăm cái để có thể tìm hiểu, để logic thì làm sao tôi biết được có cái gì. Ngay cả ở Yên Thế bây giờ, đã qua bao nhiêu năm chiến tranh tàn khốc, mảnh đất này có còn được nguyên vện như trước nữa đâu mà có thể tìm lại được. Tôi chỉ có chắc chắn một điều, kiểu gì vị trí cất giữ chỉ quanh quẩnh ở Yên Thế này, chứ không thể đi đâu xa được. Tôi còn được biết có cả thông tin nói là cụ Đề Thám không bị giết như trong lịch sử nói. Chết mất! Nếu thế cụ cũng có thể mang đi cất đâu đấy thì sao. Đến lúc này, tôi gần như đi vào ngõ cụt.

Đã gần đến đích tìm kiếm rồi, tưởng chừng như cái bản đồ đã trong tầm tay tôi rồi, ấy vậy mà nó lại làm tôi còn cảm thấy bí hiểm hơn lúc chưa tìm thấy nó. Nếu bài thơ này được bà Ba Cẩn thêu lại trên áo của bà Thế thì những nơi cất giấu, cũng như những cách thức mà bà Ba Cẩn tạo ra là dựa trên những hiểu biết, kiến thức uyên thâm của bà thì chắc chắn phải liên quan đến Nho giáo, đạo phật chứ không thể cất giấu ở những nơi khác được. Thậm trí có thể nó ở những nơi linh thiêng như đình, đền, chùa, miếu cũng nên ý chứ. Hồi cụ Đề Thám còn, bà Ba là người mưu sỹ mà có lẽ những tướng lĩnh của Pháp bấy giờ còn phải kiêng nể. Nếu như vậy thì bây giờ tôi biết bắt đầu tư đâu? Tư liệu về bà Ba Cẩn cũng chỉ đơn thuần là một cái tên. Hết. Thậm trí nó còn không đầy đủ. Đến lúc này, tôi cảm thấy mệt mỏi. Thôi! Tôi nghĩ thôi thì tạm thời nghỉ vậy, nghiên cứu sau.

Thế là cũng bẵng một thời gian, tôi chợt nhớ còn một điều bí mật mà tôi chưa tìm kiếm được. Tôi cố lật lại những điều mà còn thắc mắc. Có một chi tiết mà tôi đã bỏ qua không để ý đến đấy là trong lúc nói chuyện với ông phi công Francois, ông ấy có nhắc đến tình tiết mà tôi còn đặt một dấu hỏi đấy chính là người vợ gốc Hoa của ông ấy. Tại sao lại mất tích? Không quay lại? Mà trùng hợp với lúc mất quyển hồi ký kia? Tôi tự nhủ thế.

Cái này cần phải xem nó như thế nào đã. Có khả năng bà này lấy quyển hồi ký đấy. Mà quyển hồi ký đấy có gì quan trọng mà bà ấy lấy nhỉ? Mà trong lúc nói chuyện với ông ấy, tôi cũng không thấy ông ấy nói là đã đến Việt Nam. Mà cuốn nhật ký đấy tôi lại vô tình tìm thấy ở Côn Sơn. Bí mật bắt đầu xuất hiện và tôi bắt đầu tìm kiếm. Tình tiết này hoàn toàn có tính chất quan trọng. Có thể có một cái bí mật về người đàn bà vợ ông phi công tên là Hoàng Á Lệ này. Gốc Hoa à? Cũng có giả thiết bà này có mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc. Bởi từ lâu Trung Quốc luôn có chính sách cho người Hoa di cư đi khắp thế giới thành những cộng đồng để từ đấy phát triển để nhằm mục đích thu nhập thông tin phục vụ chính quyền Trung Quốc. Chính sách này đã có từ lâu, được các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn thực hiện mà nước ta là một điển hình. Ở đâu cũng có dấu của người Trung Quốc.

Ngày trước có nhiều giai thoại, câu chuyện liên quan đến người Trung Quốc lấy cắp những bí mật của Việt Nam, hay những câu chuyện tìm kiếm kho báu của chế độ đô hộ cũ để lại chưa kịp chuyển về. Bắt đầu tôi cảm thấy có mối liên hệ nào đấy giữ việc này và những việc tôi đang khám phá. Hoàn toàn có cơ sở. Đúng rồi, tôi được biết trước năm 1979 khi chiến tranh Trung - Việt chưa xảy ra, bên cạnh Côn Sơn có những làng, xóm người Hoa rất nhiều ở đấy. Nếu cuốn nhật ký chỉ có một bản thì chắc chắn khả năng là bà Á Lệ này là người đã đến Côn Sơn để tìm kiếm một cái gì đấy và đã đánh mất cuốn nhật ký này. Và tình cờ tôi là người tìm thấy ở Côn Sơn. Tôi tự cho cái suy luận đấy của tôi là đúng. Tôi lại đến Côn Sơn một lần nữa, biết đâu có ai có thể cung cấp thêm một cái gì đấy thì sao?

Lần này là lần thứ hai tôi đến Côn Sơn. Từ quốc lộ 18, rẽ vào mấy cây số, tôi đã đến dưới chân núi. Ở đấy có đền thờ Nguyễn Trãi. Trước núi có hồ Côn Sơn. Ở đây cảnh đẹp thật. Dừng chân ở ngoài cổng đền thờ Nguyễn Trãi, tôi ngồi uống nước và có bắt chuyện với một bà bán nước. Bà cũng đã già, khoảng 60 tuổi, nhưng bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Nói chuyện với bà, tôi được biết ở đây sau khi chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc, toàn bộ người Hoa ở đây đều chuyển đi hết về Trung Quốc, ngay cả nhà, cửa, làng mạc họ để lại hết. Cụ tiếp tục nói: Ở đây, khi Trung Quốc đánh mình, người Hoa ở đây di tản hết. Ngày trước, có khoảng 500 người còn bây giờ hết rồi. Người Hoa ở đây cũng một phần là công nhân đến đây xây dựng cho Việt Nam mình hệ thống hầm hào ở núi này.

Sau đó một phần về, một phần ở lại lập ấp, lập làng để sinh sống. Nhưng bây giờ thì hết rồi. Tôi hỏi thế bà có biết ai là tên là Hoàng Á Lệ không? Theo bản năng tôi cho bà ấy xem hình của bà Lệ chụp với ông Francois vì ông này có gửi một bức ảnh gia đình cho tôi làm kỷ niệm qua mail mà. Nhìn một lúc bà ấy bảo:
- Bà không nhớ nhiều lắm, chỉ nhớ vào khoảng 1970 gì đấy, có người phụ nữ cũng đến đây, thăm đền Nguyễn Trãi, có nét hao hao giống bà Hoàng Á Lệ trong ảnh, rồi bà ấy cũng vào cái hang này, sau đó không trở lại. Bộ đội ta cũng vào tìm kiếm. Lúc đấy, họ không cho bất kỳ ai là người lạ vào cả. Sau đó bà chỉ thấy bộ đội ra thôi, không biết có gì mang theo, người dân ở đây chỉ nhìn thấy như vậy.

Thầm cám ơn bà ấy, tôi đã bắt đầu có manh mối để tìm kiếm rồi. Bà Hoàng Á Lệ này chính là người phụ nữ đã vào hang và quyển sách tôi tình cờ tìm thấy chính là của bà ấy. Nhưng bà ấy tìm gì ở đây? Câu hỏi này còn thấy khó hơn và dịch cái mật mã kia. Nhưng không sao, tôi cũng đã có một giải mã khác, đầu mối khác về tấm màn bí ẩn của Cao Biền. Chắc chắn bà này cũng có gì đó có mối quan hệ với những cái tôi đang tìm kiếm. Nếu vậy, thì chỉ có những ai làm trong quân đội mới có thể biết được. Nói đến đây tôi mới nhớ ra bố đứa bạn tôi - Bác Hòa. Kiểu gì mà bác chả biết thông tin về vụ này.

Về Hà Nội, tôi lao luôn đến chỗ bác đấy để hỏi. Thấy tôi đến vội vàng, bác cười như đoán ra sự việc nào đấy. Tôi có hỏi bác về việc này,Bác trả lời:
- Do hồi đấy bác có làm việc với Quân khu 3, nên bác cũng có biết chút ít về đường hầm ở núi Côn Sơn. Nói ra thì dài lắm, nhưng bác nói tóm tắt như sau: Trung Quốc đã giúp ta xây dựng hệ thống hầm hào để chứa đạn dược tại đây. Trong khi ta đề nghị họ giúp ta xây dựng ở chỗ khác, nhưng nhất quyết họ bảo là phải ở đây. Hồi đấy còn khó khăn, được thế là tốt rồi. Họ đặt tên cho kế hoạch xây dựng khu vực bí mật đấy là Cảnh Long Đồng Khánh. Và khi xây dựng xong, họ bàn giao lại cho ta. Trong khi đào núi làm hầm, chỉ có xe quân sự của họ chở ra, chở vào. Những người của họ kiểm soát hết, mình cũng chỉ biết vậy thôi. Người đứng đầu kế hoạch đấy có tên là Hoàng Á Lệ, một phụ nữ.

Tôi đi hết đến bất ngờ này đến bất ngờ khác, điểm mấu chốt mà tôi đã tìm ra đấy chính là bà Hoàng Á Lệ, vợ ông phi công Francois lại là một quân nhân của Trung Quốc. Bà này chắc có chức vụ to là đằng khác và là người đã chỉ huy xây dựng con đường hầm này. Hấp dẫn rồi đây! Tôi cũng suy nghĩ có thể bà này chính là người của Hoa Nam Tình báo Trung Quốc ý chứ. Tổ chức này luôn tìm kiến những thông tin bí mật của Việt Nam. Mọi sơ đồ của các triều đại Trung Quốc qua từng thời kỳ, tính bí mật của nó đều được lấy ra nghiên cứu. Nên thảo nào Việt Nam mình cũng mất cơ số những cái quý báu. Tôi bắt đầu thấy căng thẳng. Nhưng tôi đặt ra câu hỏi tại sao cái kế hoạch xây dựng đường hầm cho mình lại lấy tên là Cảnh Long Đồng Khánh? Nó na ná giống cái tên ở Việt Nam nào đấy, nghe quen lắm. Để nghiên cứu sau.

Chùa Dạm - Cảnh Long Đồng Khánh
À đúng rồi, tôi phát hiện ra Cảnh Long Đồng Khánh chính là tên của chùa Dạm ở Bắc Ninh. Chùa này còn có tên chữ là Đại Lãm Thần Quang tự, hay còn gọi là chùa Bà Tấm, chùa Cao, chùa Trăm Gian (vì ngày xưa chùa có 100 gian nhưng không phải chùa Trăm Gian thuộc địa phận Hà Nội. Cũng được gọi là chùa Lãm Sơn, theo tên núi. Chùa dựa vào núi Dạm, nhìn về phía sông Đuống, ngày xưa thuộc xã Lãm Sơn Trung, tổng Lãm Sơn Nam, huyện Quế Dương, nay là xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, là đại danh lam từ thời Lý và là một di tích quan trọng của tỉnh Bắc Ninh ngày nay với lịch sử gần 1.000 năm.

Theo thư tịch, sử sách như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương loại chí thì vào năm Quảng Hựu thứ nhất (1085), Nguyên phinhà Lý Ỷ Lan khi dạo chơi Đại Lãm Sơn có ý định xây chùa. Năm 1086, triều đình nhà Lý ra lệnh xây dựng chùa. Năm sau, 1087, vua Lý Nhân Tông đến thăm ngôi chùa đang xây, mở tiệc, làm thơ "Lãm Sơn dạ yến". Sau mười năm xây dựng, năm 1097 chùa Dạm mới hoàn thành, được vua ban tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh, ban 300 mẫu ruộng tự điền (ruộng thuộc nhà chùa) để chùa có hoa lợi hương khói và bảy gia đình ở mé dưới núi được giao việc chuyên đóng - mở cửa chùa. Năm 1105, lại xây ba tháp đá ở chùa Lãm Sơn.

Cột đá yểm hồn Cao Biền, nơi phát hiện ra tấm bản đồ
Chùa Dạm được xây sau, và đã học hỏi kinh nghiệm từ chùa Phật Tích. Chùa chiếm diện tích trên hai mẫu Bắc Bộ (khoảng 7.200 m2), với bốn cấp cao dần kéo một trục dài 120 m bám theo triền dốc của núi Dạm, chiều rộng mặt nền 70 mét. Các cấp nền chùa đều có xếp đá chống xói lở, chân hơi choãi, chếch khoảng 70 độ và cao 5-6 m, đường xuống mỗi cấp của chùa gồm 25 bậc đá. Đá xếp đều khai thác tại chỗ, đẽo gọt vuông vắn như viên gạch dài rộng chừng 50 cm - 60 cm. Nối các tầng nền với nhau là các bậc thềm lát đá. Trên các tầng nền có gạch ngói thời Lý, hoa văn hình rồng, phượng, sen dây, cúc dây. Những chân cột bằng đá 0,75 m x 0,75 m chạm nổi những cánh sen rất nghệ thuật.

Lên lớp nền thứ hai có ba lối hẹp hơn, tầng bậc thấp hơn. Lên lớp nền thứ ba và thứ tư đều chỉ có hai lối hẹp. Kè đá ở cấp nền thứ hai là nền chùa chính. Trên đá xây có chạm hoa văn sóng nước, nét hoa văn to nổi khối, do chạm sâu. Trên nền tầng này, ở khoảng giữa ba lối cửa, bên phải chùa có khu đất vuông, cạnh 7 m, cao 2 m, kè đá chạm văn sóng nước thời Lý.
Trên nền thứ hai khu đất này có dựng một tấm bia trên lưng rùa. Thân bia cao 1,5 m, rộng 1 m. Cả mặt bia đều mòn mờ, chỉ còn đọc được hai chữ "tín thi" to, sâu ở mặt hậu. Diềm bia có hoa văn dây leo có lẽ được khắc sau này, quãng thế kỷ 16. Đối diện với khu đất vuông này qua lối cửa giữa, bên trái cũng có một khu đất nổi, nhưng hình tròn đường kính khoảng 4,5 m, cao 1 m, cũng kè đá chạm hoa văn sóng nước Lý.


Cột đá hình từ đỉnh núi xuống
Phần trên khu đất tròn này, dựng một cột đá lớn nguyên khối, không kể phần chôn sâu chìm, tất cả cao gần 5 m. Cấu trúc cột làm hai thớt khối, cũng lấy tượng hình vuông tròn trời đất. Khối gốc như hộp vuông tiết diện, cạnh 1,4 m và 1,6 m. Khối hình trụ đặt ở trên khối vuông, đường kính khoảng 1,3 m. Đoạn dưới phần trụ tròn này chạm nổi đôi rồngphong cách thời Lý đầu vươn cao chầu vào viên ngọc tỏa sáng, thân quấn quanh cột, đuôi ngoắc vào nhau. Hình dáng rồng giống dạng rồng rắn thời Lý với mào bốc lửa, bờmthành búi như cờ đuôi nheo bay lướt, thân tròn lẳn uốn khúc thoăn thoắt, chân chim năm móng. Đôi rồng nổi bật giữa các hoa văn phụ hình hoa dây móc, tinh xảo. Thân rồng to, mập uốn khúc quanh cột. Hai chân phía trước của rồng có móng sắc, nhọn, giơ cao nâng viên ngọc dưới cằm.

Tìm hiểu về chùa Dạm xong, tôi mới nhớ đến bốn câu thơ mà đã thêu ở cái yếm của bà Hoàng Thị Thế. Nếu để lấy bốn chữ đầu câu thơ sẽ tạo thành Cờ Hậu Yên Thế. Đây có thể là một hình thức chơi chữ chăng? Vậy có thể chỗ cất giữ nằm ở phía sau Yên Thế cũng nên. Câu thơ đầu tiên có thể nói về cuộc đời chinh chiến của Đề Thám, chưa gặp thời. Câu thơ thứ hai có thể nhắc đến những bí mật mà muốn con cháu sau này hiểu được ý nguyện để Đề Thám về vị trí tìm tấm bản đồ đang được cất giữ. Câu thứ ba có thể là nơi nào đó liên quan đến Yên Ngựa hay đại loại như vậy. Còn câu cuối là lời ai oán của cụ Đề Thám? Tôi bắt đầu ghép nối những thông tin mà tôi lượm nhặt.

Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Kỳ Nghỉ Việt 

VIET HOLIDAY CO., LTD

mua bán iphone cũ | iphone 4 | iphone 4s | iphone 5 | sua chua dien thoai | miếng dán cường lực | hoc sua chua dien thoai | pin dien thoai | sửa chữa iphone | samsung galaxy s3 | Tìm gia sư với http://giasu24h.com | sửa nhà | Đơn vị cung cấp dịch vụ thue cau xe cau | xây nhà | xây nhà đẹp |cung cấp dịch vụ ep coc be tong | Công ty cung cấp dịch vụ son nha | tao web mien phi , web gia re | tai nghe |

                                                                    Địa chỉ  1  :    Số 2 Tam Trinh - Hai Bà Trưng - Hà Nội

                                                                    Địa chỉ  2  :    Số 10 - 190/19 Đường Hoàng Mai, Quận Hoàng Mai - Hà Nội

                                                                    Email      :     Vietholidayvn@gmail.com;       Sales@visahochieunhanh.com

                       Facebook: Vietholidayvn ; YM chat:   VietholidayVN ;  Hotline: 098 555 6000;   Tel: 04.3. 996 5551; 04.3.6320952; 53Fax/Tel: 04.36628468

Dich vu visa , Dich vu ho chieu nhanh , Dich vu visa Trung Quoc , Visa China , China visa , Visa Hongkong, Hongkong visa ,

Gia han visa, Cap moi visa, Tu van ho chieu nhanh , Xin visa xuat canh , Visa nhap canh Vietnam , The tam tru tai Vietnam