CÔNG TY VIETHOLIDAY là công ty chuyên dịch vụ và tư vấn thủ tục Xuất Nhập Cảnh đơn giản và nhanh nhất cho khách hàng. Chúng tôi không phải đại sứ quán TrungQuốc hay cơ quan Xuất nhập cảnh Việt Nam.

Dịch vụ của chúng tôi được Sứ quán, cơ quan XNC và các đơn vị liên quan xét duyệt và cấp phép . Mọi hướng dẫn thủ tục và các biểu mẫu trên website của chúng tôi được trích dẫn từ các nguồn chính thức của Chính Phủ Việt Nam và sứ quán các nước. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm thủ tục và cách thức làm visa trên các trang web chính thức của Xuất Nhập cảnh Việt Nam Đại sứ Quán Trung Quốc hay các nước khac. (trang của Xuất nhập cảnh ViệtNam.

Mức giá của công ty chúng tôi đưa ra sẽ cao hơn mức giá ở Sứ quán vì đã bao gồm phí dịch vụ.

 MẪU GIẤY TỜ, TỜ KHAI

TỜ KHAI XIN CẤP HỘ CHIẾU

BẢNG GIÁ VISA TQ, HK, MC

BẢNG GIÁ VISA NHẬP CẢNH

* BẢNG GIÁ VISA LÀO CHO CÁC QT

GIA HẠN VISA CHO NGƯỜI NN

GIẤY PHÉP LÁI XE CHO NGƯỜI NN

THỦ TỤC VISA ĐI TRUNG QUỐC

THỦ TỤC VISA ĐI HỒNG KÔNG

VISA NHẬP CẢNH CỬA KHẨU

VISA NHẬP CẢNH VIỆT NAM KHẨN

DỊCH VỤ ĐÓN KHÁCH NHANH TẠI SB

THỦ TỤC XIN THẺ APEC

GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ BẢO LÃNH NHẬP CẢNH

VISA CHO KHÁCH Ở QUÁ HẠN

THẺ TẠM TRÚ ,  VISA DÀI HẠN

VÉ MÁY BAY GIÁ RẺ 

* VISA CÁC NƯỚC KHÁC

* KÝ HIỆU CÁC LOẠI VISA VIỆT NAM

THỨ TỰ CÁC BƯỚC LÀM THỦ TỤC XUẤT NHẬP CẢNH

THỦ TỤC XIN CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

HƯỚNG DẪN LÀM TRỰC TIẾP THỦ TỤC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIÊTNAM

THÔNG TIN CHUẨN BỊ ĐI MÁY BAY

* NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

* THÔNG TIN DU LICH CẦN THIẾT

* CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT


04.3.9965551
098 555 6000; 0915 854 389

Tin Mới

TÌM LẠI VIỆT NAM
CHUYÊN MỤC GIẢI TRÍ 


Tìm lại Việt nam - Find Vietnam P13

Tôi từ chối khéo nó vì tôi không thích mấy khoản vui chơi đấy. Nói thật, từ khi lấy vợ đến giờ, những cái vui vẻ ngoài xã hội đấy không còn phù hợp với tôi. Chắc do tôi mải công việc quá nên cũng chả quan tâm lắm. Cũng chính vì lý do đó mà vợ thằng Phương chỉ tin tưởng mỗi tôi khi tôi rủ Phương đi đâu. Nghĩ cũng buồn cười. Mỗi lần mà trốn vợ đi đâu đấy, thằng này luôn lấy lý do là chở tôi đi đâu đấy để vợ nó yên tâm. Cuối cùng tôi luôn làm cái bình phong bất đắc dĩ cho nó. 

Cuối cùng, tự nhiên hay cố ý hoặc do trời sắp đặt thế nào thì tôi không biết. Bây giờ chỉ còn tôi và Nga ở lại. Hay là tôi rủ Nga đi chơi quanh Thành phố Hà Giang vậy nhỉ? Vì dù sao Nga được sinh ra ở đây nên biết rõ hơn tôi, khác nào bây giờ Nga là một người hưỡng dẫn viên du lịch cho tôi. Nghĩ vậy, nên tôi nói với Nga. Nga đồng ý ngay. Chúng tôi chỉ đi bộ thôi, không đi xe vì TP. Hà Giang nhỏ lắm. Vả lại đi bộ để được tận hưởng không khí tĩnh mịch ở Hà Giang, được ngắm nhìn và thả hồn vào đây một cách thoải mái nhất. Cả hai đi bộ trên đường phố Hà Giang. Bây giờ là 20h, cả thành phố đã tĩnh lặng. Thực sự đang ở Hà Nội quen rồi, về đây tôi cảm thấy vắng vẻ quá. Thực sự đang ở Hà Nội quen rồi, về đây tôi cảm thấy vắng vẻ quá. Mọi người ở đây cũng đã đóng cửa hết. Bây giờ chỉ còn ánh đèn đường chiếu sáng những con phố. 

Cột KM 0 ở TP Hà Giang
Nga và tôi vừa đi vừa nói chuyện. Nga kể cho tôi nhiều chuyện lắm về Hà Giang. Quả thật, khi nghe Nga nói tôi mới biết hơn được nhiều điều. Không phải sách vở nào cũng có, không phải kiến thức về lịch sử nào cũng giỏi khi mà con người không được đến những nơi đấy. Lịch sử, văn hoá của Việt Nam là cái mà đã ngấm vào từng ý nghĩ của mỗi con người rôi. Tôi nghe Nga nói mà như cảm giác mình được chìm vào những gì là bản chất của Hà Giang. Nào từ câu chuyện về phong tục của các đồng bào ở Hà Giang vào mùa xuân, người ta tổ chức cúng trên một đám ruộng nhất định trước bản. Mỗi gia đình sẽ đem đến một mâm lễ bao gồm: Thịt, rượu, các loại bánh, xôi ngũ sắc để dâng trời đất. Thầy cúng sẽ cầu khấn trời đất cho mưa thuận gió hoà để cho dân làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu tốt tươi. Sau phần lễ, người ta tổ chức nhiều trò chơi cho mọi người dân cùng tham gia như: Tung còn, đánh yến, đánh quay, kéo co, hát đối đáp… 

Rồi việc vào ngày Rằm tháng Giêng, sau lễ dâng hương chùa Sùng Khánh, người dân nơi đây lại vui hội lồng tồng ở ngay khoảnh đất dưới chân đồi trước chùa Sùng Khánh. Còn với đồng bào Mông thì lễ hội Gầu tào có nghĩa là hội chơi đồi hay hội chơi núi mùa xuân -  được coi là tiêu biểu nhất. Đối với người Mông, khi hai vợ chồng lấy nhau đã lâu mà không có con trai, gia đình sẽ mời thầy cúng đến làm lễ cầu trời đất, thần linh và hứa nếu sinh được con trai thì họ sẽ tổ chức lễ hội cho mọi người vui xuân..... Hay như chuyện về người Dao có nhiều nhóm khác nhau, sống ở nhiều vùng khác nhau nên cách thức tổ chức lễ cấp sắc cũng có những điểm khác nhau. Song về nội dung, ý nghĩa thì đều giống nhau, các điều răn dạy ghi trong văn bản cấp sắc cho người thụ lễ đều hướng thiện, tuyệt đối kỵ làm điều ác. Đó là sự tôn trọng thầy giáo, biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ, chung thuỷ với bạn bè, trọng nghĩa, có lòng vị tha, không phản bội, lừa gạt, dâm đãng… Những điều giáo huấn này được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng giám của thần linh, trời đất, tổ tiên và cộng đồng nên có giá trị giáo dục rất lớn. Những lời cúng trong từng nghi lễ có giá trị lịch sử rất sâu sắc. Vậy nên, mỗi lần tham gia lễ cấp sắc, cộng đồng lại được nghe lại cội nguồn, xuất xứ của dân tộc mình, tạo nên lòng tự hào dân tộc, ghi nhớ công ơn của ông cha để sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó.
 
Đèo ở Hà Giang
Tôi lặng im nghe Nga kể về Hà Giang. Lúc này chỉ còn mỗi tôi và Nga. Hình như trong tôi có một cái cảm giác gì lạ lắm. Nó lâng lâng. Lúc này chỉ có Nga và tôi. Tôi hoàn toàn bị chinh phục bởi cách nói chuyện của cô ấy. Đang mải nghe Nga nói chuyện thì có tiếng gọi từ phía sau. Tôi quay lại nhìn, thì ra đấy là anh Hoàng, Phương và Hùng. Mọi người đang lững thững đi bộ để tận hưởng cái cảm giác mát mẻ của Hà Giang về đêm. Thấy tôi và Nga, mọi người gọi lại. Nga nói với mọi người:
- Bây giờ muộn rồi. Hôm nay mọi người để cho em mời đi ăn những món ăn ở Hà Giang nhé. Đây là quê em mà. Em tin các anh sẽ thích điều đấy.
Tất cả chúng tôi đều nhất trí. Nga đưa mọi người chúng tôi đến một quán ăn chuyên về món Cháo Ấu Tẩu nổi tiếng ở Thành phố Hà Giang. Quán ăn này nằm đối diện với Điện Lực tỉnh Hà Giang. Nghe Nga nói là chỉ ở đây mới có thôi, chứ không ở nơi nào có đâu. Mọi người đều hứng khởi vì chưa bao giờ được ăn món.


Món cháo Ấu Tẩu ở Hà Giang
Vừa ăn, chúng tôi vừa nghe Nga giới thiệu về món cháo này:
- Người dân trong vùng gọi đây là "cháo độc dược" hay "cháo chết người", nhưng ăn vào không chết ai mà cháo còn khiến các đấng mày râu nâng cao "bản lĩnh đàn ông". Tuy nổi tiếng là đặc sản ở Hà Giang nhưng cháo độc dược không có nhiều nơi bán mà chỉ lác đác một vài chỗ. Gọi như vậy vì cháo nấu chung với củ Ấu Tẩu, có người nói củ này vốn từ bên kia biên giới, có người lại nói người Mông đã trồng từ rất lâu trên các núi đá cao. Đây là một loại độc dược cực mạnh thuộc bảng A còn có tên gọi là Ô Đầu. Nếu ăn củ Ấu Tẩu lúc còn sống có thể khiến người dùng toàn thân co rúm lại và mất mạng. Tuy nhiên khi củ Ấu Tẩu được nấu chín thì lại hoàn toàn vô hại, thậm chí lại có thêm những công dụng cực kỳ hữu ích.


- Để chế biến củ Ấu Tẩu rất công phu. Đầu tiên phải ngâm trong nước gạo đặc, sau đó ninh dừ 4 - 5 tiếng cho hết chất độc, củ tơi ra thành bột đặc sền sệt. Thứ bột này đem đổ vào nồi cháo chân giò lợn, gạo tẻ, có khi thêm tí nếp cho sánh thơm. Lửa liu riu trên bếp, nồi cháo lúc nào cũng bốc hơi lục sục. Khi ăn người ta múc ra bát, cho thêm quả trứng gà, thịt nạc băm, cùng gia vị: ớt, tiêu, hành và đặc biệt là lá tía tô. Trông bát cháo có màu nâu xám tựa như bát cháo lòng dưới xuôi, song mùi vị thì khác hẳn. Ấy là mùi béo ngậy, thơm, cay và đặc biệt là đắng, đặc trưng của củ Ấu Tẩu. Một vị đắng bùi, mới ăn thì khó nuốt, nhưng chỉ vài ba thìa đã thấy ngọt miệng, ăn nhiều sinh nghiện. Củ Ấu Tẩu sau khi được chế biến đúng cách và nấu thành cháo Ấu Tẩu thì từ "độc dược" mà hóa ra "thần dược" giúp người ăn giãn gân cốt, giảm đau nức các cơ, nhức xương, thậm chí là cả u nhọt. Khi ăn loại cháo này, người đi xa về sẽ có một giấc ngủ say. Đặc biệt hơn cả, đối với người ăn cháo là đấng mày râu như các anh thì cháo Ấu Tẩu còn có tác dụng "cướp ải đoạt cờ" tức là phục hồi "bản lĩnh đàn ông" một cách nhanh nhất, đem lại cho cánh nam nhi các anh một sức khỏe bền bỉ khi "chinh chiến".

Nói đến đoạn này, mấy anh em chúng tôi cười như nắc nẻ. Câu chuyện ngày càng vui về những món ăn độc đáo của người Hà Giang. Nga nói tiếp:
- Mặc dù đã chế biến nhưng mỗi bát cháo chỉ cho một lượng vừa đủ củ Ấu Tẩu, nếu nhiều quá cũng dễ gây ngộ độc và nếu lỡ bị chỉ có cách lấy cây chuối đánh vào người đó hoặc chạy thật lực để cho vã mồ hôi ra. Đối với trẻ em dưới 18 tuổi không nên ăn vì sẽ gây giòn xương và mỗi người một tuần chỉ nên ăn từ 1 - 2 lần là tốt nhất. Người Hà Giang ai cũng thích ăn món "cháo độc được", coi đây là đặc sản của quê hương mình. Đến Hà Giang ăn bát cháo Ấu Tẩu, ngắm núi non trùng điệp, hùng vĩ ấy mới đích thực là kỳ thú. Ai chưa trải qua, coi như chưa đến Hà Giang đâu.

Sau khi ăn xong, tất cả chúng tôi về nhà khách, lúc đấy cũng đã sang ngày mới rồi. Cả Hà Giang đang chìm vào giấc ngủ. Hơi lạnh. Tôi cảm nhận vậy. Lúc đấy anh Hoàng, Phương, Hùng đi trước và đã về nhà khách trước tôi. Còn tôi và Nga đi sau. Lúc đấy thấy Nga có vẻ hơi lạnh, tôi lấy chiếc áo khoác ngoài của tôi đưa cho Nga và nhẹ nhàng khoác lên vai Nga. Nga chợt quay lại. Lúc đấy tôi cảm thấy có cái gì đấy như một cảm giác giữa một người đàn ông và một người đàn bà vậy. Nga cám ơn tôi và không nói gì. Cứ thế, cả hai đi trong im lặng. Nhiều lúc, tôi định bắt chuyện nói cho vui, nhưng không hiểu vì sao tôi lại thôi. Thỉnh thoảng tôi nhìn Nga lại bắt gặp ánh mắt của Nga nhìn lại tôi. Có lẽ tôi đã rung động trước Nga sao? Buồn cười thật. Đàn ông mà, ai cũng như vậy cả thôi. Nhất là ở một nơi đẹp như thế này, trong một hoàn cảnh như thế này và lại đứng trước một người con gái đẹp như vậy. Tôi nhiều lúc cũng thấy bồi hồi.
 

Lúc gần về đến phòng, tự dưng cái cảm giác đấy nóng bừng lên khi bất giác Nga cầm lấy tay tôi và nói:
 
- Nga cám ơn anh nhé. Cám ơn anh rất nhiều! Em về phòng đây. Có gì nếu sáng mai em mà ngủ quên là em bắt đền anh đấy.
Nga cười và trả lại tôi cái áo khoác. Lúc đấy, Nga kịp cầm lấy tay tôi, đưa cho tôi một vật là một cái lá cây, gập đôi lại và nói tiếp:
- Tặng anh! Khi nào anh rỗi, em sẽ mời anh đi chợ Khâu Vai ở Hà Giang. Ở đấy rất đẹp. Còn bây giờ anh đi ngủ đi nhé. 


Bãi đã Nấm Dẩn, Xí Mần
Tôi cười và bảo Nga ngủ sớm để giữ gìn sức khỏe, mai còn đi sớm. Sau đó tôi về phòng. Lúc vào phòng rồi tôi nhìn mới để ý cái lá cây gấp đôi mà Nga đưa cho tôi. Xem qua, tôi không hiểu Nga định nói gì khi đưa tôi vật đấy. Về sau khi kết thúc cuộc tìm kiếm, tôi mới thực sự hiểu những điều Nga nói. Lúc đấy tôi cười một mình và chìm vào giấc ngủ với một cảnh giác lâng lâng, hạnh phúc.

Sáng hôm sau, sau khi mọi người dậy ăn sáng xong. Tất cả chúng tôi cùng nhau lên xe và đi thẳng đến Xí Mần, huyện Vị Xuyên. Ở đây, chúng tôi
 có thể đi bộ thăm bãi đá và các bản làng của người Nùng, Mông. Khi lên đến giữa bãi đá cổ, chúng tôi có thể chiêm ngưỡng chiếc “ngai đá” khổng lồ tuyệt đẹp, sự sắp xếp kỳ thú của thiên nhiên. Và đặc biệt, đặt chân đến nơi này, chúng tôi thỏa sức tưởng tượng và đưa ra những giả thuyết của mình trước những hình vẽ của bãi cự thạch độc đáo này.



Bãi đá cổ Nấm Dẩn, Xí Mần
Ngày trước, tôi cũng đã từng nghe nói về bãi đá cổ Nấm Dẩn. Đấy là nơi có những đá lớn có khắc các hình ở ven suối Nậm Khoòng, xã Nấm Dẩn, huyện Xí Mần, tỉnh Hà Giang. Ở đây có khoảng 7 phiến đá lớn và 2 cự thạch (tảng đá cực lớn) trên đó có khắc vẽ khoảng hơn 80 hình và khoảng 80 lỗ vũm. Các hình vẽ và lỗ vũm được cho rằng tạo ra bằng cách dùng đục sắt và búa tác động vào đá. Niên đại của các hình vẽ được cho rằng trên 1.000 năm. Các hình vẽ gồm các dạng: hình học (như hình tròn, hình chữ nhật, hình vuôn, ... - dạng này nhiều nhất), hình hoa văn hình vuông và tròn, những vạch đục khắc song song, những biểu tượng sinh thực khí (hầu hết là biểu tượng nữ tính, với hình tam giác có rãnh dọc ở giữa), hình bàn chân người với kích thước như thật có ngón chân khắc lõm sâu vào trong đá, hình người trong tư thế giơ hai tay dạng hai chân như trong các bích họa thời tiền sử, những hình khắc chưa xác định được hình dáng.


Hòn đá chính nơi tôi phát hiện ra những mật mã
Đặc biệt nhất mà tôi biết là có hai tảng đá được gọi là cự thạch (đá lớn) của người tiền sử để lại. Di tích thứ nhất nằm cách bãi đá có hình khắc cổ khoảng 700 m về phía đông, là một tấm đá phiến magma biến chất (gọi là tấm trầm), có hình khối khó xác định, dài từ 2,3 m đến 2,4 m, rộng từ 1 m đến 1,1 m, dày từ 0,35 m đến 0,40 m, bề mặt khá phẳng. Trên bề mặt và ở các rìa cạnh của tấm đá còn giữ nguyên trạng thái phong hóa tự nhiên. Không có dấu vết gia công nhân tạo mà chỉ có sự sắp đặt lại của các cư dân cổ khi xếp chồng tấm đá này lên trên tảng đá lớn bên dưới bằng ba khối đá nhỏ hơn, kê theo hình tam giác. Sự tác động trong sắp đặt cấu trúc các tảng đá theo chủ đích nhất định đã khiến nó phân biệt hẳn với các tảng đá tự nhiên khác.


Bãi đá cổ Nấm Dẩn, Xí Mần
Di tích thứ hai nằm cách di tích thứ nhất 70 m về phía tây với kết cấu, sắp đặt các hòn đá kê bên dưới tương tự như di tích thứ nhất. Nhiều nhà khoa học cho rằng di tích cự thạch Nấm Dẩn là loại hình di tích khảo cổ có niên đại khoảng 2.000 năm và rất hiếm có ở Việt Nam. Loại hình di tích này còn được gọi là Dolmel, một trong những loại hình của văn hóa cự thạch (Megalithic culture), có thể là di tích mộ của thủ lĩnh cộng đồng hoặc là khu đất thiêng, thờ cúng thần linh, tổ tiên và các nhân vật lỗi lạc của cộng đồng dân cư. Ngoài ra, di tích cự thạch Nấm Dẩn còn có khả năng liên quan tục thờ thần đá của các cư dân tiền sử ở đây. 

Vượt qua khu di tích cự thạch, đi thêm khoảng gần 500 m đường mòn ven theo triền núi, chúng tôi lên tới khu bãi đá có hình vẽ chạm khắc cổ ở ngay giữa bản người Mông thôn Nấm Dẩn. Trong toàn khu vực xã Nấm Dẩn có bốn tảng đá chạm khắc hình vẽ cổ nhưng tảng đá ở thôn Nấm Dẩn có nhiều hình vẽ được chạm khắc nhất với tổng số 79 hình cụ thể gồm: 40 hình tròn, hai hình chữ nhật, một hình vuông, sáu hình hồi văn hình vuông, hai hình hồi văn hình tròn, sáu hình vạch khắc song song giống như bậc thang, năm hình biểu tượng sinh thực khí nữ, hai hình bàn chân người, bốn hình người trong tư thế giơ hai tay, dạng hai chân, một số hình như mô tả ruộng bậc thang, đồi núi, còn lại là những hình với nhiều hình thù khác nhau. Dựa vào sự so sánh tạo hình, mô-típ thể hiện với các di tích đồng dạng trong khu vực, các nhà nghiên cứu đã đi tới những kết luận ban đầu khi cho rằng hình vẽ trên đá ở Nấm Dẩn có niên đại khoảng hơn 1.000 năm. Nhưng điều bí ẩn là những hình vẽ đó nói lên điều gì thì vẫn là một vấn đề chưa được giải mã. Ðã có nhiều ý kiến cho rằng, các hình vẽ này là sự ghi chép đồ họa, hình họa tương tự như bản đồ về một vấn đề gì đó của khu vực hoặc là những hình vẽ gắn với tín ngưỡng thờ mặt trời, v.v.
 


Bãi đá cổ Nấm Dẩn
 Vậy thì kho báu nằm ở đâu? Khi chúng tôi đứng ở đây như lạc vào một mê cung vậy. Đứng giữa bái đá mà tôi có cảm giác mình nhỏ bé thật. Sau khi xem xét xong, chung tôi bắt đầu phân tích và tìm kiếm. Đây rồi! Tôi reo lên và bảo mọi người cùng đến xem. Đây chính là hòn đá mà được chụp lại trong bức ảnh năm nào. Toàn bộ nét hoa văn trên hòn đá trùng khớp với những hình vẽ trên bức ảnh. Chúng tôi xem xét xung quanh nhưng thấy không có gì đặc biệt cả. Nếu để đây là nơi cất giấu thì hơi vô lý. Chúng tôi bắt đầu trở lại với bức ảnh và những mã số khó giải thích. Tại sao thế nhỉ? Nếu chỉ căn cứ theo bức ảnh thì chắc chắn phải có gì ở đây chứ không phải hoàn toàn không có ý nghĩa. Vậy vì lý do gì mà những người lính Trung Quốc vẽ lại các hình hoa văn này? Và tại sao lại có bài thơ của Cao Biền được viết vào đây? Mấy con số được viết sau bức ảnh có ý nghĩ gì?

Những thắc mắc đấy bắt đầu hiện ra trong tôi. Tôi để cho mọi người tự tìm kiếm xung quanh, còn tôi cầm bức ảnh và nghiên cứu. Chắc chắn phải có một cái bí ẩn gì đó trong bức ảnh mà đã được mã hóa! Tôi nghĩ vậy. Xem nào! Tôi đọc lại bài thơ của Cao Biền (đã được phiên âm ra chữ Nôm).
 

Vân thuỷ thương mang nhật dục thu,
 
Dã yên thâm xứ giá cô sầu.
Tri quân vạn lý triều thiên khứ,
Vị thuyết chinh nam dĩ ngũ thu. 

Đây là bài thơ của Cao Biền được viết trước khi chuẩn bị về nước. Nhưng tại sao lại gắn bài thơ này vào đây nhỉ? Nó có ý nghĩ gì? Hình thù hoa văn kia có ẩn ý gì? Càng suy nghĩ tôi càng thấy có gì đó không ổn ở đây, nhất là các chi tiết hoa văn được thể hiện trên mặt hòn đá. Đang quan sát, tôi chợt giật mình nhìn kỹ tấm ảnh. Lúc đấy tôi không tin vào mắt mình nữa. Có rất nhiều hoa văn hình vẽ trên hòn đá giống với hình vết xăm trên cánh tay của người đàn ông mà đã đuổi theo tôi. Vậy có khả năng sự liên hệ giữa các chi tiết này phải bắt đầu từ cái hình xăm đấy. Nó chắc chắn có cái gì đó để giải mã cái bí mật ở khu bãi đã cổ Nấm Dẩn này. Kho báu có thể ở đây hoặc ở đâu đấy quanh đây, nhưng tất cả đầu mối cũng phải bắt đầu từ đây.
 

Tôi cũng được học và biết về những biện pháp lập mật mã của người xưa qua cách thể hiện bằng hình vẽ. Nếu về nói những cách giải mã bí mật thì bao giờ người lập mã cũng tuân tủ theo một logic nhất định, chứ không phải hoàn toàn ngẫu nhiêu tự đặt ra những bí mật đó để tránh trường hợp về sau khi thất lạc hoặc mất dấu thì công việc tìm kiếm lại sẽ rất khó khăn. Với việc này, người Trung Quốc rất giỏi trong việc đặt mã và giải mã những bí mật đó. Hầu hết tất cả cách thức trên đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Điều quan trọng là khi mình sử dụng sẽ thay đổi cho phù hợp với cách thức suy nghĩ của người Việt Nam mà thôi. Nói về cách mã hóa thì tôi được biết những cao thủ bên Trung Quốc thường hay dùng mã hóa bằng hình thượng, sau đó xác lập logic để giải mã một cách có hệ thống.
 


Bảng mật mã Morse

Trên thế giới, các dạng mã hóa được thế giới khám phá như những mã hóa ở các lăng mộ cổ Ai Cập, kim tự tháp, các lâu đài, lăng tẩm ở Hi Lạp, các dạng mật mã của người Maya ở các lăng mộ, kim tự tháp ở Peru...Tôi đã từng biết và nghe nói về trường hợp mà đã giải mã theo hình tượng ở Ai Cập. Đây là trường hợp điển hình về việc áp dụng cách mã hóa bằng hình tượng. Cuối thế kỷ 18, hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte tiến hành xâm luợc Ai Cập hòng tăng cường sức mạnh của đế quốc này ở phía Đông tạo tiền đề cho Pháp thống trị lãnh thổ có giá trị nhất khu vực này là Ấn Độ. Napoleon đồ rằng việc cắt đứt việc tiếp cận của Anh với sông Nin sẽ làm tê liệt quân đội nước này và các ấp phía Đông của họ. Tuy nhiên cuộc xâm lược Ai Cập không được thuận buồm xuôi gió. Khi Napoleon và các lực lượng của ông ta đóng quân ngoài khơi bờ biển Ai Cập tại Vịnh Aboukir Bay vào tháng 8 /1798, hải quân Anh đã nghiền nát quân đội Pháp và phá hủy tất cả các tàu của Napoleon. Người Pháp đã bị mắc kẹt ở Ai Cập trong 19 năm. 

Hè năm 1799, một người lính nhận ra một tảng đá được chạm khắc thứ ngôn ngữ kỳ lạ khi đang san phẳng các bức tường cổ tại thành phố Rosetta. Sau khi kéo nó ra từ đống đổ nát, anh ta cho rằng nó có thể có ích và chuyển về cho một viện nghiên cứu của Pháp. Chỉ đến khi Thomas Young phát hiện ra ý nghĩa của 1 ký tự hình ô van bao quanh rất nhiều ký tự tượng hình khác vào năm 1814 thì việc giải mã mới có bước phát triển rõ rệt. Young nhận ra rằng những hình ô van này chỉ được vẽ bao quanh các tên riêng. Xác định được tên của Pharaoh Ptolemy, Young làm cho bản dịch của mình tiến bộ vượt bậc. Lập luận rằng tên riêng có thể phát âm tương tự nhau dù ngôn ngữ khác nhau, Young đã phân tích một vài thanh trong bảng chữ cái tượng hình bằng cách sử dụng tên Pharaoh này và hoàng hậu của ông ta, bà Berenika Ptolemy. Tuy nhiên do ảnh hưởng quan điểm của Horapollo rằng các biểu tượng chỉ tương ứng với hình ảnh, ông không thể tìm ra được mối liên hệ giữa âm thanh với những biểu tượng đó. Do vậy Young từ bỏ nghiên cứu giữa chừng. 


Trăn trở này của Young đã được lý giải bởi Champollion. Ông cho rằng những biểu tượng có thể tượng hình, cũng có thể chuyển tải âm thanh giống hầu hết các ngôn ngữ. Khi bắt đầu với 1 biểu tượng hình ô van bao quanh 4 ký tự trong đó có 2 ký tự giống hệt nhau Champollion đã xác định được hai ký tự cuối cùng là chữ "s". Với ký tự đầu tiên hình một vòng tròn, ông đoán rằng nó có thể đại diện cho ánh nắng mặt trời, trong tiếng Coptic, một ngôn ngữ cổ, từ mang nghĩa mặt trời là "ra". Ghép với 2 ký tự cuối cùng, Champollion nhận thấy chỉ có 1 chữ phù phợp hơn cả trong trường hợp này là Ramses. Các chữ tượng hình, khác với tên gọi của nó, hoàn toàn không phải là loại chữ biểu tượng, thay vào đó là loại chữ mô phỏng âm thanh. Quá choáng ngợp trước phát hiện của mình, Champollion đã ngất xỉu ngay tại chỗ. 


Cũng theo các tài liệu quân sự thì tại thời điểm những năm 60, 70 của thập kỷ này, cách thức chủ yếu chuyển mã của quân đội Trung Quốc là dùng mã Morse. Đó chính là một dạng mã hóa rất thông dụng của quân đội Trung Quốc đã từng áp dụng trong chiến tranh. Thực sự hình thức chuyển cách mã hóa từ hình ảnh sang dạng Morse đều được quân đội Trung Quốc sử dụng trong việc tìm kiếm các kho báu cổ ở lăng mộ Tây An, Thiển Tây và một số nơi khác. Cách mã hóa từ hình tượng được dùng từ những năm trước công nguyên, Các chiều đại vua chúa đều có cách mã hóa riêng để mình được an táng một cách bí ẩn để tránh trưởng hợp bị đào bới.... 

Tiếp theo >>>


Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Kỳ Nghỉ Việt 

VIET HOLIDAY CO., LTD

mua bán iphone cũ | iphone 4 | iphone 4s | iphone 5 | sua chua dien thoai | miếng dán cường lực | hoc sua chua dien thoai | pin dien thoai | sửa chữa iphone | samsung galaxy s3 | Tìm gia sư với http://giasu24h.com | sửa nhà | Đơn vị cung cấp dịch vụ thue cau xe cau | xây nhà | xây nhà đẹp |cung cấp dịch vụ ep coc be tong | Công ty cung cấp dịch vụ son nha | tao web mien phi , web gia re | tai nghe |

                                                                    Địa chỉ  1  :    Số 2 Tam Trinh - Hai Bà Trưng - Hà Nội

                                                                    Địa chỉ  2  :    Số 10 - 190/19 Đường Hoàng Mai, Quận Hoàng Mai - Hà Nội

                                                                    Email      :     Vietholidayvn@gmail.com;       Sales@visahochieunhanh.com

                       Facebook: Vietholidayvn ; YM chat:   VietholidayVN ;  Hotline: 098 555 6000;   Tel: 04.3. 996 5551; 04.3.6320952; 53Fax/Tel: 04.36628468

Dich vu visa , Dich vu ho chieu nhanh , Dich vu visa Trung Quoc , Visa China , China visa , Visa Hongkong, Hongkong visa ,

Gia han visa, Cap moi visa, Tu van ho chieu nhanh , Xin visa xuat canh , Visa nhap canh Vietnam , The tam tru tai Vietnam