CÔNG TY VIETHOLIDAY là công ty chuyên dịch vụ và tư vấn thủ tục Xuất Nhập Cảnh đơn giản và nhanh nhất cho khách hàng. Chúng tôi không phải đại sứ quán TrungQuốc hay cơ quan Xuất nhập cảnh Việt Nam.

Dịch vụ của chúng tôi được Sứ quán, cơ quan XNC và các đơn vị liên quan xét duyệt và cấp phép . Mọi hướng dẫn thủ tục và các biểu mẫu trên website của chúng tôi được trích dẫn từ các nguồn chính thức của Chính Phủ Việt Nam và sứ quán các nước. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm thủ tục và cách thức làm visa trên các trang web chính thức của Xuất Nhập cảnh Việt Nam Đại sứ Quán Trung Quốc hay các nước khac. (trang của Xuất nhập cảnh ViệtNam.

Mức giá của công ty chúng tôi đưa ra sẽ cao hơn mức giá ở Sứ quán vì đã bao gồm phí dịch vụ.

 MẪU GIẤY TỜ, TỜ KHAI

TỜ KHAI XIN CẤP HỘ CHIẾU

BẢNG GIÁ VISA TQ, HK, MC

BẢNG GIÁ VISA NHẬP CẢNH

* BẢNG GIÁ VISA LÀO CHO CÁC QT

GIA HẠN VISA CHO NGƯỜI NN

GIẤY PHÉP LÁI XE CHO NGƯỜI NN

THỦ TỤC VISA ĐI TRUNG QUỐC

THỦ TỤC VISA ĐI HỒNG KÔNG

VISA NHẬP CẢNH CỬA KHẨU

VISA NHẬP CẢNH VIỆT NAM KHẨN

DỊCH VỤ ĐÓN KHÁCH NHANH TẠI SB

THỦ TỤC XIN THẺ APEC

GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ BẢO LÃNH NHẬP CẢNH

VISA CHO KHÁCH Ở QUÁ HẠN

THẺ TẠM TRÚ ,  VISA DÀI HẠN

VÉ MÁY BAY GIÁ RẺ 

* VISA CÁC NƯỚC KHÁC

* KÝ HIỆU CÁC LOẠI VISA VIỆT NAM

THỨ TỰ CÁC BƯỚC LÀM THỦ TỤC XUẤT NHẬP CẢNH

THỦ TỤC XIN CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

HƯỚNG DẪN LÀM TRỰC TIẾP THỦ TỤC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIÊTNAM

THÔNG TIN CHUẨN BỊ ĐI MÁY BAY

* NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

* THÔNG TIN DU LICH CẦN THIẾT

* CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT


04.3.9965551
098 555 6000; 0915 854 389

Tin Mới

TÌM LẠI VIỆT NAM
CHUYÊN MỤC GIẢI TRÍ 


Tìm lại Việt nam - Find Vietnam P5
Một sự tình cờ đến bất ngờ. Em đã tìm ra đáp áp rồi. Nơi cất giữ chính là chùa Dạm hay gọi là Cảnh Long Đồng Khánh. Đúng! Không tự dưng Trung Quốc đặt tên cái kế hoạch của họ là Cảnh Long Đồng Khánh. Nó có thể được lấy ra từ những tài liệu của Cao Biền đã mang về nước. Chính xác rồi. Đấy chính là ở núi Đại Lãm, xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, nơi đấy có chùa Dạm. Đúng quá. Quả núi nằm ở phía sau Yên Thế, hình yên ngựa. Đúng là tôi đã tìm ra rồi. Bí mật của Cao Biền nằm ở đây. Chùa Dạm. Bắt đầu tìm kiến thông tin, tôi càng có cơ sở khẳng định cái mình suy luận là đúng.

Tôi được biết theo truyền thuyết, người phương Bắc đã trấn yểm linh hồn Cao Biền ở quả núi Dạm. Vì muốn xâm lược nước ta, nên tìm cách khiến Cao Biền sống dậy. Họ đã mang 100 nén hương đến nhờ một người dân trong vùng đốt ở núi này. Khi đốt xong nén hương cuối cùng, Cao Biền sẽ sống dậy và nhà Lý sẽ sụp đổ, nước Nam sẽ về tay phương Bắc. Biết ý đồ xấu của họ, nên một người dân ở nơi này đã đốt luôn 100 nén cùng lúc, khiến Cao Biền không sống lại được. Cột đá được dựng lên vừa để tưởng nhớ người dân anh dũng kia, vừa là trấn yểm và là biểu tượng của sự vững bền

Tôi sướng quá vì đã phát hiện ra điều đấy. Có lẽ mình giải mã được rồi. Vậy bản đồ được cất giữ ở chính chùa Dạm. Một điều tuyệt vời. Lấy độc trị độc. Quá hay! Nơi Cao Biền trấn yểm cũng là nơi phá yểm và cũng là nơi giấu bí mật thì còn gì mà không tuyệt vời hơn bí mật này. Ngay hôm đấy, tôi đi thẳng lên Chùa Dạm. Lên đúng ngôi chùa mà tôi thấy ở những trang tìm kiếm tôi đã đọc. Khi lên đến chùa cũng là lúc 9h tối. Mọi vật xung quanh cũng đã im lặng hết. Quang cảnh ở đấy tĩnh mịch. Cảm giác hơi lành lạnh đến với tôi. Nhưng làm sao tôi biết được nơi cất giữ tấm bản đồ?

À, còn một chi tiết mà tôi quên không để ý, đấy chính là tờ giấy viết bài thơ đấy được giấu trong 2 cái bát úp. Bát cổ này được chứng minh tồn tại từ thời Lý. Đúng quá! Chùa này cũng được xây từ thời Lý. Bát hình tròn, bốn góc có bốn con cá. Cái tượng chưng cho hình vuông. Tôi bắt đầu hình dung ra sự thật camr thấy mừng thầm. Đây rồi, chỗ cất dấu tấm bản đồ đây rồi. Chính nó được dấu ở dưới chân cột đá. Vì cột đá đấy có đáy hình vuông, trụ tròn. Tương truyền rất thiêng, bao đời nay, hễ ai mà động đến là sét đánh ngay, nên chính vì thế không một ai động đến cột đá đấy cả. Hai cái bát úp hình tròn tượng trưng cho cái trụ đá này.

Nơi đã lấy được tấm bản đô
Tôi sướng quá đến ngay cái trụ đá di tích đó. Đi quanh, tôi nhận thấy dưới chân có một viên đá lát có vẻ không liền. Tôi cúi xuống, ôi, nó giống một cái lẫy, đá mạnh vào thì viên đá ấy tụt xuống tạo ra một cái hốc, tôi mừng thầm cho tay vào lấy ra, một hộp làm bằng gốm màu đen. Tôi cảm thấy như mình đã được sinh ra lần thứ hai vậy. Tôi khẽ mở cái nắp hộp ra. Tất cả những bí mật của tôi đã tìm kiếm bao lâu nay hiện ra trước mắt tôi. Đúng! Đây chính là tấm bản đồ mà Cao Biền để lại, được bà vợ chép lại vào một tấm lụa. Nó được cuộn tròn để trong hộp gốm.

Tôi thầm cám ơn cụ Đề Thám, cám ơn bà Ba Cẩn, những người đã giữ lại cho Nam một tài liệu quý giá. Một phần về bí mật Cao Biền của tôi kể lại xin tạm dừng ở đây. Những bí mật vẫn còn ở phía trước. Ở phần sau, tôi sẽ tiếp tục kể những gì tôi đã gặp khi tìm hiểu về tấm bản đồ được tôi tìm thấy...

Bí mật của Cao Biền - Giải mã tấm bản đồ

Khi đấy, trên tay tôi là tấm bản đồ mà cụ Đề Thám đã cất giấu. Tôi hồi hộp quá, tim đập mạnh. Nhìn tất cả những cái mà tôi đã tìm được, tôi thầm cám ơn cụ Đề Thám, bà Ba Cẩn, những người đã có công giữ lại những tài liệu quan trọng này. Lúc đấy là gần 21h. Trời cũng đã tối. Tôi vội vàng về Hà Nội kẻo muộn. Vừa lái xe, vừa suy nghĩ không biết sẽ xử lý như thế nào đối với tấm bản đồ mà tôi đã tìm thấy. Hay là giao cho chính quyền? Nhưng mà nói ra thì ai tin mình không? Hay họ lại cho mình là người vẽ ra chuyện này? Tất cả những suy nghĩ của tôi đều bắt đầu hình thành. Cuối cùng tôi quyết định trước khi giao cho những nhà sử học thì tôi sẽ thử tìm hiểu nó xem như thế nào. Biết đâu ở tấm bản đồ đấy có nhiều cái hay mà tôi chưa được biết. Lịch sử không bao giờ quay trở lại. Chỉ có con người dần dần bị lịch sử cuốn đi mà thôi. Nghĩ vậy nên tôi quyết định phải tìm hiểu bí mật này.

Hôm sau, tôi cẩn thận sao lại một bộ. Phần những chữ Hán được viết trên mặt sau của tấm bản đồ tôi nhờ người bạn tôi làm ở Viện Hán Nôm dịch hộ. Tất nhiên, mình chỉ đưa bản sao photo thôi và tôi cũng không nói cho biết là cái gì. Tôi chỉ nói là muốn để tham khảo một chút. Từ lúc đấy, tôi bắt đầu cuốn hút về những bí mật còn chưa được giải mã ở tấm bản đồ đó. Tôi cũng muốn đưa ra ánh sáng để tất cả mọi người Việt Nam được biết. Lịch sử là văn hóa chứ nó mãi trong bóng tối thì mệt lắm. Hai hôm sau tôi đã có bản dịch ở trong tay. Cầm bản dịch trong tay, tôi đọc hết một lượt thì cũng chỉ thấy những thông tin ghi chép lại của Cao Biền về phong tục, tập quán của những người Giao Chỉ lúc bấy giờ, về những hiện tượng mà trong quá trình làm Tiết độ sứ ở đây, ông ta nhìn thấy. À mà còn tấm bản đồ nữa. Cái này tôi không cho ai xem cả. Tôi tò mò quan sát những hình vẽ trên tấm lụa đấy. Có lẽ bà Lã Thị Nga đã rất cẩn thận khi chép lại. Bà này là tổ nghề lụa mà. Bà ấy đã nghĩ ra và chuyền lại nghề làm lụa ở Vạn Phúc - Hà Đông mà. Cũng có công đấy. Tôi nghĩ vậy và tiếp tục quan sát. Không có gì, ngoài một hình lục giác có 6 cạnh được đánh dấu ở bốn điểm chính giữa. Góc trái của bản đồ là một bà thơ của Cao Biền viết chăng? 


安南送曹別敕歸朝
 


雲水蒼茫日欲收,
野煙深處鷓鴣愁。
知君萬里朝天去,
為說征南已五秋。
Tạm dịch là:
An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều


Vân thuỷ thương mang nhật dục thu,
Dã yên thâm xứ giá cô sầu.
Tri quân vạn lý triều thiên khứ,
Vị thuyết chinh nam dĩ ngũ thu.

Bản dịch tiếng Việt:
Tiễn Tào Biệt Sắc từ An Nam trở về triều


Mây nước mênh mang, ngày sắp tàn
Khói đồng mờ mịt, giá cô than
Biết anh muôn dặm chầu thiên đế
Tâu giúp: năm năm tôi phía nam


Bài thơ này được viết ngay ngắn bên trái trên cùng của tấm bản đồ. Cũng kỳ lạ nhỉ? Tôi tò mò vì những gì mình tự phát hiện ra. Ngoài hình vẽ trên thì không có gì đặc biệt. Bản dịch tôi nhờ dịch hộ có nội dung như sau:
 

Giao Chỉ có linh thần rất mạnh. Vì vậy việc trấn yểm Long mạch Giao Chỉ của thần gặp vô cùng khó khăn. Những nơi đấy thường được tụ hội bởi sinh khí của Giao Chỉ, với sức của thần thì thần rất khó hóa giải được. Có bốn nơi mà thần chưa thể hóa giải được được cho là bốn vùng đất linh thiêng, liên quan đến việt phát triển và tồn vong của Giao Chỉ là Tản Viên, Từ Sơn, Côn Sơn, Yên Tử, những nơi tụ hội bởi tất cả những tinh hoa, sinh khí của Giao Chỉ. Nếu chế ngự được bốn nơi đấy, thì thần xin cam đoan rằng Giao Chỉ sẽ về tay của chúng ta.

1, Tản Viên có sinh khí của Thánh linh. Từ bao đời nay người dân giao chỉ luân tôn thờ họ là Thánh. Nơi đây là nơi mọi sinh khí của Giao chỉ đều hội tụ. Thần đã xem và phát hiện có hai chỗ có thể phá Long Mạch của Giao Chỉ, chính là chân núi Tản, nơi là bãi chông chà, dấu tích của những trận chiến dữ dội giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thời tiền sử. Tuy nhiên tất cả những làn thần làm đều thất bại do thánh Tản Viên đã cho người phá hết. Đến 1000 năm sau, theo quy luật chỗ đấy sẽ có thánh nhân của Giao Chỉ về đấy cư trú mà viên tịch ở đấy.

2, Khi đắp thành Đại La, thần phát hiện một nơi khí vượng, rất dễ sinh vương, hội tụ nhiều yếu tổ để có thể chống lại nhà Đường. Đấy là con sông Điềm và những ao Phù Chẩn tại Cổ Pháp làng Diên Uẩn. Nhưng việc yểm Long Mạch ở đây sẽ bị giải mã bởi một thiền sư. Khả năng sẽ có thánh nhân xuất hiện sau 100 năm nữa và có thể là một triều đại mới của Giao Chỉ hình thành.

3, Khi qua dãy Đông Triều, nhìn về phương Bắc, thần trộm nghĩ mảnh đất Giao Chỉ này linh thần, khí vượng, đất đai trù phú, con người bất khuất khó có thể thuần phục. Theo cái nhìn nhận của thần thì dãy Đông Triều là một nơi hội tụ đủ những điều kiện để linh khí Giao Chỉ tồn tại. Nó vừa là nơi che chắn cho Giao Chỉ khi quân ta tấn công lại dễ bề phòng thủ. Nếu phá được thế đất, không cho linh khí hội tụ sẽ giảm bớt sự hưng thịnh của Giao Chỉ. Có điều ở đây đất vượng không kém gì Tây Tạng sinh khí nhà Phật rất lớn. Thần cho khoảng 400 năm sau sẽ có một vị thánh của Giao Chỉ an tọa ở đây mà thành phật. Nếu vậy thần e rằng triều đình ta sẽ không bao giờ có thể lấy Giao Chỉ được. Nơi đấy chính là nơi Vị thánh đấy tịnh lạc, về cõi vĩnh hằng. Vị trí đấy sẽ nhìn về hướng Bắc nước ta nhằm như canh giữa, trấn ải cho Giao Chỉ.

4, Dãy Kỳ Lân, Ngũ Nhạc - Hải Dương
Tại dãy Kỳ Lân này có địa thế đắc địa. Phía trước là dãy Yên Tử, nằm cạnh ngã ba con song Kinh Thầy. Vị trí này khí vượng, nơi sinh khí có thể ra một triều đại lớn, là nỗi e sợ của triều đình ta. Tại đây chính dãy Kỳ Lân là nơi chứa đựng sinh khí, long mạch, đất này tụ nghiệp đế vương. Nơi đây chắc chắn sẽ có kỳ tài xuất chúng của Giao Chỉ, có thể điều binh, khiển tướng, văn võ song toàn. Là mối đe dọa của bệ hạ. Như thế đất khó thoát nghiệp chướng. Với những tính toán của thần phải tới 600 năm sau, khí vận này mới phát. Thế đất như vậy có khác chi lăng tẩm ở Tứ Xuyên của các bậc Đế Vương. Đỉnh Kỳ Lân chính là nơi trọng yếu, từ đây có thể bao quát mọt việc, tiến xuôi khi điều binh khiển tướng. Và sẽ có bậc cao nhân của Giao Chỉ phá yểm của thần, Nhưng nếu là bậc đế vương thì Long Mạch hàn được, nếu không là bậc đế vương thì gánh lấy hậu họa sau này.
Tất cả những nơi đấy, thần đã yểm bằng cách chọn 40 vạn lượng vàng, 40 vạn lượng bạc, 40 vạn lượng đồng. Tất cả đều được chôn sâu ba tấc đất hình bát giác. Sau khi thần về nước, tấu trình hoàng thượng nói lại với người tiếp theo của thần những vị trí trên để có thể tiếp tục nghiệp của thần.

Đến đây thì tôi đã hiểu phần nào kế hoạch của Cao Biền. Có thể là Cao Biền đã chọn những nơi mà linh thần Giao Chỉ rất mạnh để yểm long mạch. Tất cả các lần làm phép bùa của Cao biền đều thất bại. Vì vậy để có thể yểm được thì Cao biền phải phá được những cái mà người Giao Chỉ tạo ra. Tôi bắt đầu hào hứng với cuộc tìm kiếm này rồi. Nhưng bây giời tôi nên bắt đầu từ đâu cho thuận tiện đây? Thế là cái tên đầu tiên hiện trong suy nghĩ của tôi chính là Ba Vì.
 


Bãi đá chà Chông ở Đá Chông, nơi Cao Biền đã từng yểm Long Mạch
Cả khu vực Ba Vì này rộng lớn là vậy, cây cối bạt ngàn, đền thờ miếu mạo rất nhiều. Quanh khu vực núi đếm ra cũng gần đến 100 ngôi đền, chùa… Vậy bây giờ tôi biết tìm ở đâu? Qua những suy luận đấy thì việc Cao Biền yểm Long mạch ở núi Tản Viên, Ba Vì là có thật. Nhưng những việc Cao Biền làm đều thất bại. Vậy thì chỗ thất bại đấy có thể nằm ở đâu đây quanh núi. Tôi bắt đầu thấy hấp dẫn rồi. Tìm được kho báu này có lẽ tôi sẽ giàu to. Tự nhủ thế cho vui chứ tôi nếu tìm được thì cũng bàn giao ngay cho chính quyền thôi. Thật buồn cười! Tôi nghĩ vậy. Tìm kiếm chỗ Cao Biền yểm Long Mạch thành ra tôi lại đi tìm kiếm kho báu thế này.

Bia ghi địa danh Đá Chông, K9 ở Ba VìTheo cách miêu tả của Cao Biền chỗ đó là: Chính là chân núi Tản, nơi là bãi chông chà, dấu tích của những trận chiến dữ dội giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thời tiền sử. Vậy tôi có thể kết luận vị trí đấy có thể là Đá Chông. Đúng rồi! Theo sự tích thì Đá Chông được hình thành từ bãi chông chà và là nơi Sơn Tinh, Thủy Tinh giao chiến. Đá Chông! Tôi có thể khẳng định theo suy đoán của mình. Nhưng địa danh Đá Chông thì theo tôi được biết là khu An toàn khu (ATK), nơi Bác Hồ đã làm việc ở đấy và trước khi Bác mất 03 tháng là Bác nằm ở đây. Hiện tại, Bộ tư lệnh lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đang quản lý mà.


Bia giới thiệu khu di tích Đá Chông
Nói về Đá Chông, theo tôi được biết thì từ cổ xưa, các địa danh Đá Chông nằm trong dãy núi Ba Vì (hay còn gọi là Tản Viên), có diện tích 234 ha nằm trên quả đồi lớn gọi là U Rồng, giáp địa giới hành chính của ba xã Minh Quang, Ba Trại, Thuần Mỹ và huyện Ba Vì , tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội. Xưa kia, đây là khu đồi thông yên tĩnh, xen kẽ với các loài cây gỗ lớn, lá rộng, tạo thành khu rừng nguyên sinh đầy sức quyến rũ. Trên đồi có những tảng đá đứng lô nhô, sắc nhọn như những mũi chông lớn nên gọi là Đá Chông. Truyền thuyết kể lại rằng đây là bãi chông chà, dấu tích của những trận chiến dữ dội giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thời tiền sử. Địa danh này có một đặc điểm rất kỳ lạ là Sông Đà qua Lai Châu về Hòa Bình chảy xuôi qua đằng Khê Thượng, đến đây đột ngột chuyển dòng ngược về hướng Bắc, tạo thành một khúc gầy, đến ngã ba Bạch Hạc (Việt Trì) gặp sông Hồng, sông Thao để rồi cùng chầu về Đền Hùng, đất Tổ. Ba Vì là một trong những ngọn núi cổ của nước ta và là ngọn núi của tâm linh, nơi ngự trị muôn đời của Đức Thánh Tản Viên – Sơn Tinh, vị thần tối linh trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.


Lối vào khu Đá Chông
Truyền thuyết kể rằng núi Ba Vì do Sơn Tinh dùng sách ước nâng núi lên cao, ngăn nước lũ chiến thắng giặc Thủy Tinh. Vùng núi Ba Vì với nhiều tên đất tên làng, tên vạt đồi, khe suối, đồng nội, đầm hồ, bờ bãi, đình đền, miếu mạo… còn in đậm trong sự tích và chuyện kể dân gian của xứ Đoài gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh. Những giai thoại dân gian về cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, chứng tỏ tổ tiên ta đã bắt đầu cuộc trị thủy mở mang bờ cõi từ hạ lưu sông Đà, sông Tích để tạo ra một vùng núi Ba Vì trù phú như ngày nay. Núi Ba Vì như một đầu rồng hùng mạnh, còn thân rồng chạy suốt tới phương Nam (dãy Trường Sơn).

Ngoài ra tôi cũng nghe nói thời Bắc thuộc, để nước Nam không thể “phát vương”, vua đời Đường đã cử Cao Biền, vị tướng kiêm phù thủy dùng pháp thuật đào trăm giếng quanh chân núi Ba Vì để trấn yểm, triệt long mạch nước ta. Nhưng giếng nào cũng vậy, cứ đào gần xong thì lại bị sập. Và cuối cùng Cao Biền đành phải bỏ cuộc ở đây. Đến đây tôi bắt đầu thấy có lý về học thuyết của Cao Biền. Vậy là có mối liên hệ với Cao Biền rồi. Nhưng ở đâu trên Đá Chông bây giờ? Khu vực Đá Chông rộng thế cơ mà?
 


Đường lên khu di tích Đá Chông
Cứ đến thử Đá Chông đã rồi tính sau. Nghĩ vậy nên tôi sắp xếp thời gian để lên Đá Chông. Trước khi tôi đi, tôi có qua nhà bác Hòa để nhờ bác cung cấp cho ít thông tin về địa danh này và được bác cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích. Bác ấy nói:

- Năm 1957, trong một lần Bác Hồ cùng các đồng chí quân uỷ Trung ương đi kiểm tra diễn tập của Sư đoàn 308, khi dừng chân tại địa điểm này, bác thấy phong cảnh ở đây sơn thủy, hữu tình, khí hậu ôn hòa mát mẻ. Phía đông có dãy núi Tản Viên, có sông Đà liền kề. Phía tây có dãy núi Thiết Sơn (Lưỡi hái), thế đất có dáng hình “phong thuỷ" lại lợi nhiều về mặt quân sự, Bác đã quyết định chọn vị trí này là “Khu căn cứ địa" để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lâu dài. Thể theo nguyện vọng của Bác, ngôi nhà sàn do chính Bác sửa thiết kế và cắm hương đã được khởi công xây dựng tháng 5 năm 1958 và hoàn thành tháng 3 năm 1960.
 


Hồ nước đằng sau Khu Đá Chông
Nhà Bác nhìn về hướng Nam, phía trước có hòn non bộ "thiên tạo", có nhiều cây cổ thụ xung quanh nên rất mát mẻ. Tiếp đến là các nhà làm việc của Trung ương, Bộ Chính trị, Chính phủ được lần lượt xây dựng. Địa danh Đá Chông còn có tên khác là K9, K84 (địa danh mật) do Bộ Chính trị và Ban Bí thư quy định. Gần 9 năm làm việc ở đây (1960 - 1969) Bác đã tiếp hai người khách nước ngoài, đó là anh hùng phi công vũ trụ Giéc man Titốp (Liên xô) Và phu nhân của Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu. Hai người khách này đã trồng lưu niệm hai cây Vàng Anh trước ngôi nhà làm việc của Bác. Ngày nay, hai cây Vàng Anh vẫn tỏa cành xanh biếc như để lại dấu ấn mối tình hữu nghị của hai dân tộc Trung – Xô với Việt Nam đời đời bền vững.

Năm 1969 Bác Hồ qua đời, khu Đá Chông lại được chọn là nơi giữ gìn thi hài của Bác những năm kháng chiến chống Mỹ (Từ ngày 23/12/1969 đến ngày18/7/1975). Còn tại sao Bác chọn Đá Chông làm nơi Bác bảo là cũng có lý do của nó đấy là vào năm 1949, cuộc chiến tranh Việt – Pháp đang thời kỳ khốc liệt, chúng ta chuẩn bị bước vào thời kỳ phản công. Một lần Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy: “ Cụ đi nhiều nơi thế, có thấy chỗ nào độ 50 mẫu đất tốt và cảnh đẹp không…” và nhà văn hóa cho biết: “Gần đây, sau núi Tản bên sông Đà, cảnh đẹp tuyệt trần…”. Hòa bình lập lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm đến nơi đây và thành lập ra khu K9, Đá Chông. Có lần, Bộ Chính trị cũng đã đề nghị Bác là nên chuyển thủ đô Kháng chiến về Vĩnh Phúc nhưng Bác đã gạt đi và nói: Nếu các chú muốn chuyển thì cứ chuyển, Bác không đi đâu cả, chỉ ở đây. Thế là việc đấy đành bỏ dở. Chứng tỏ Bác là người biết rất rõ giá trị của khu vực núi tản Viên này. Người đã trở về với vùng đất linh thiêng núi Tản Viên và không quên dặn dò các chiến sĩ bảo vệ không được chặt cây, giữ nguyên các khối trụ đá quần tụ và rải sỏi trên đường đi để sớm phát hiện, không để kẻ xấu, bọn tà đạo vào phá hoại. 

Hình ảnh Bác Hồ ở Đá Chông

Tôi nghe đến đây mới thấy hết cái tầm nhận thức vĩ đại của Bác Hồ về non song lịch sử Việt Nam, về những nơi địa linh nhân kiệt của đất nước mình. Mỗi triều đại, mỗi thời kỳ thì việc bảo tồn những nơi quý giá như thế này cũng góp phần cho con cháu chúng ta ngày sau được hiểu về nguồn gốc lịch sử củ đất nước, để nhận thức mình cần làm gì, sống như thế nào cho xứng đáng với những gì cha ông ta đã tạo dựng, chứ không để những người làm hoen ố đi những giá trị lịch sử, phá hỏng những cái thành quả mà biết bao xương máu của những anh hùng đã ngã xuống. Tôi ngồi nghe bác nói cũng cảm thấy mình cần phải biết thêm về lịch sử mình, về những gì Việt Nam đã phải trải qua trong hơn 4000 dựng nước. 

Đúng thật, có lẽ chỉ có những con người đã cầm cây súng, đã vào sinh ra tử, đã đi qua hai cuộc chiến tranh, giữ trọn độc lập mới thấy giá trị của sự tự do, giá trị của tinh thần dân tộc Việt Nam. Còn tôi hay các cụ thế hệ con cháu cũng chỉ nghe qua câu chuyện, sách báo, đã có ai từng chứng kiến đâu. Còn những kẻ miệng ngoài chỉ biết khoe mẽ, nhưng tham nhũng, tham ô, lũng đoạn đất nước, lợi dụng chức vụ, lợi dụng lòng tin tưởng của nhân dân để mưu lợi cá nhân thì thực sự họ nghĩ gì khi đến một ngày nào đó họ cũng trở về cát bụi để gặp lại tiên tổ. 
&


Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Kỳ Nghỉ Việt 

VIET HOLIDAY CO., LTD

mua bán iphone cũ | iphone 4 | iphone 4s | iphone 5 | sua chua dien thoai | miếng dán cường lực | hoc sua chua dien thoai | pin dien thoai | sửa chữa iphone | samsung galaxy s3 | Tìm gia sư với http://giasu24h.com | sửa nhà | Đơn vị cung cấp dịch vụ thue cau xe cau | xây nhà | xây nhà đẹp |cung cấp dịch vụ ep coc be tong | Công ty cung cấp dịch vụ son nha | tao web mien phi , web gia re | tai nghe |

                                                                    Địa chỉ  1  :    Số 2 Tam Trinh - Hai Bà Trưng - Hà Nội

                                                                    Địa chỉ  2  :    Số 10 - 190/19 Đường Hoàng Mai, Quận Hoàng Mai - Hà Nội

                                                                    Email      :     Vietholidayvn@gmail.com;       Sales@visahochieunhanh.com

                       Facebook: Vietholidayvn ; YM chat:   VietholidayVN ;  Hotline: 098 555 6000;   Tel: 04.3. 996 5551; 04.3.6320952; 53Fax/Tel: 04.36628468

Dich vu visa , Dich vu ho chieu nhanh , Dich vu visa Trung Quoc , Visa China , China visa , Visa Hongkong, Hongkong visa ,

Gia han visa, Cap moi visa, Tu van ho chieu nhanh , Xin visa xuat canh , Visa nhap canh Vietnam , The tam tru tai Vietnam