CÔNG TY VIETHOLIDAY là công ty chuyên dịch vụ và tư vấn thủ tục Xuất Nhập Cảnh đơn giản và nhanh nhất cho khách hàng. Chúng tôi không phải đại sứ quán TrungQuốc hay cơ quan Xuất nhập cảnh Việt Nam.

Dịch vụ của chúng tôi được Sứ quán, cơ quan XNC và các đơn vị liên quan xét duyệt và cấp phép . Mọi hướng dẫn thủ tục và các biểu mẫu trên website của chúng tôi được trích dẫn từ các nguồn chính thức của Chính Phủ Việt Nam và sứ quán các nước. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm thủ tục và cách thức làm visa trên các trang web chính thức của Xuất Nhập cảnh Việt Nam Đại sứ Quán Trung Quốc hay các nước khac. (trang của Xuất nhập cảnh ViệtNam.

Mức giá của công ty chúng tôi đưa ra sẽ cao hơn mức giá ở Sứ quán vì đã bao gồm phí dịch vụ.

 MẪU GIẤY TỜ, TỜ KHAI

TỜ KHAI XIN CẤP HỘ CHIẾU

BẢNG GIÁ VISA TQ, HK, MC

BẢNG GIÁ VISA NHẬP CẢNH

* BẢNG GIÁ VISA LÀO CHO CÁC QT

GIA HẠN VISA CHO NGƯỜI NN

GIẤY PHÉP LÁI XE CHO NGƯỜI NN

THỦ TỤC VISA ĐI TRUNG QUỐC

THỦ TỤC VISA ĐI HỒNG KÔNG

VISA NHẬP CẢNH CỬA KHẨU

VISA NHẬP CẢNH VIỆT NAM KHẨN

DỊCH VỤ ĐÓN KHÁCH NHANH TẠI SB

THỦ TỤC XIN THẺ APEC

GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ BẢO LÃNH NHẬP CẢNH

VISA CHO KHÁCH Ở QUÁ HẠN

THẺ TẠM TRÚ ,  VISA DÀI HẠN

VÉ MÁY BAY GIÁ RẺ 

* VISA CÁC NƯỚC KHÁC

* KÝ HIỆU CÁC LOẠI VISA VIỆT NAM

THỨ TỰ CÁC BƯỚC LÀM THỦ TỤC XUẤT NHẬP CẢNH

THỦ TỤC XIN CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

HƯỚNG DẪN LÀM TRỰC TIẾP THỦ TỤC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIÊTNAM

THÔNG TIN CHUẨN BỊ ĐI MÁY BAY

* NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

* THÔNG TIN DU LICH CẦN THIẾT

* CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT


04.3.9965551
098 555 6000; 0915 854 389

Tin Mới

TÌM LẠI VIỆT NAM
CHUYÊN MỤC GIẢI TRÍ 


Tìm lại Việt nam - Find Vietnam P3
Vậy mà chỉ trong vài trận đầu tiên của chiến dịch, không lực Hoa Kỳ đã bị tiêu diệt bởi ông Nguyễn Hồng Mỹ. Và việc Nguyễn Hồng Mỹ bắn rơi chiếc F-4 đầu tiên của chiến dịch, làm cho người Mỹ lúc đó vô cùng hoang mang, lo ngại không hiểu không quân Việt Nam có bí quyết gì? Điều đó đã khiến cho Lầu Năm Góc bất ngờ, lúng túng buộc họ phải đánh giá lại sức mạnh của không quân Việt Nam, thay đổi kế hoạch chiến dịch không kích đầu năm 1972. Đến đây bác chậm rãi lấy một điếu thuốc và châm hút. Có lẽ, khi nhắc những kỷ niệm về thời chiến tranh này, con người như bác không dấu nổi xúc động về một thời hào hùng của quân đội Việt Nam.

Cuộc gặp gỡ giữa ông Nguyễn Hồng Mỹ và ông Dan Cherry
Bác tiếp tục nói:
Vì ngưỡng mộ về một con người xuất chúng như thế, tháng 04-2009, Tướng không quân Mỹ Dan Cherry đã mời bằng được ông Mỹ sang thăm Mỹ và dưới sự chứng kiến của hàng nghìn người dân bang Kentucky, đích thân Thống đốc bang đã trao quân hàm danh dự Đại tá cho cựu phi công Nguyễn Hồng Mỹ, cùng anh trồng cây lưu niệm trước tòa nhà Bowling Star - tòa nhà lớn nhất bang Kentucky. Rồi đích thân Tướng Dan Cherry, cựu phi công F-4, Giám đốc Bảo tàng Không quân của bang Kentucky đã mời Nguyễn Hồng Mỹ cắt băng khánh thành Bảo tàng Không quân của bang này. Hình ảnh của Nguyễn Hồng Mỹ đã được Bưu điện Mỹ sử dụng làm con tem và báo chí Mỹ nhắc đến nhiều lần.
Tôi mừng quá và xin địa chỉ của bác Mỹ ở phố Cầu Đất, Hà Nội. May quá bác Mỹ cũng ở Hà Nội, chứ ở xa thì cũng khó khăn đấy. Trước khi về tôi cũng không quên cám ơn bác vì đã nói cho tôi biết những điều vô cùng giá trị về những cái mà tôi đang tìm kiếm.

Ông Nguyễn Hồng Mỹ khi sang Mỹ
Đợi đến chủ nhật cuối tuần, tôi bố trí thời gian tìm đến ngôi nhà của bác Mỹ. Qua một số lời giới thiệu, bác Mỹ vui vẻ tiếp tôi. Sau màn chào hỏi, tôi vào đề luôn và có xin bác địa chỉ liên hệ với ông phi công kia để muốn tìm hiểu rõ một số vấn đề. Lúc đấy tôi tạm thời nói là mình là nhà báo của báo Quân đội nhân dân, bạn của bác. Bác nói với tôi rất nhiều chuyện và trước khi về bác có cho tôi địa chỉ, số điện thoại của người phi công mà bác đã bắn rơi hồi nào trên bầu trời Hà Nội. Tôi cẩn thận chép đầy đủ và cũng không quên cám ơn bác, một người phi công anh hùng.

Về đến nhà, tôi chủ động liên hệ ngay với ông Dan Cherry. May quá, ông này nghe máy điện thoại. Thế là tôi nói chuyện rất lâu với ông. Tôi nói tôi là bạn bác Mỹ, đang viết một bài báo về bác ấy nên bác ấy cho cho tôi biết ông. Ông Dan Cherry vui vẻ trả lời những gì tôi hỏi. Tôi có hỏi ông ấy là có biết phi công tên là Francois Bourge`s không. May quá! Ông ấy bảo có còn nhớ và cho lại tôi địa chỉ, điện thoại liên hệ. Tôi tự nhủ, họ là những người cựu chiến binh có khác, tinh thần đồng đội đến phút cuối, hết cuộc chiến vẫn liên hệ với nhau. Tôi nghĩ cho dù lúc họ lái máy bay ném bom mình, làm dân mình tổn thương, nhưng họ cũng chỉ là những người lính, lỗi lầm không ở họ mà ở lịch sử, ở những quyết định lịch sử. Thôi, tôi không bàn về chính trị nữa vậy. Nói về điều đó mệt lắm. Với tôi, có thông tin là tốt rồi.

Tôi đợi đến tối và chủ động liên hệ ngay với ông Francois Bourge`s. Oh! Hình như ông ấy nghe máy. Lúc đầu ông ấy hơi ngạc nhiên, sau đó khi hiểu ra vấn đề thì ông ấy hồ hởi nói chuyện vơí tôi. Và tôi cũng bắt đầu câu chuyện với ông ấy. Ông ấy kể lại:
- Ông ấy là con của ông Robert Bourge's. Chính ông ấy là người con cùng cha khác mẹ với bà Nguyễn Thị Thế. Khi biết tin bà Thế về nước, ông ấy vội vàng đến Pháp tìm bà Thế nhưng không kịp. Lúc đó, ông ấy rất thất vọng, quay lại nơi bà ấy ở lại trước khi đi về Việt Nam là nhà hát đã gắn bó với bà Thế nhiều kỷ niệm. Ở đây, may quá ông ấy đã mau lại những vật mà bà Thế để lại về cho gia đình ông ấy ở bên Bỉ. Đến bây giờ vẫn còn giữ những kỷ vật đấy.

Tôi hỏi tiếp ông ấy có thấy bà Thế để lại cái nào giống cái yếm không? Ông ấy nói là có và có chụp lại cho tôi cái yếm đấy theo yêu cầu của tôi. Ông ấy tả lại cái yếm đấy làm bằng lụa mỏng. Không có gì đặc biệt cả. Chỉ có 4 câu thơ chắc bằng chữ Hán được thêu rất gọn trên cái yếm đấy thôi. Sau đó ông cũng gửi vào mail cho tôi những ảnh chụp những kỷ vật mà bà Thế để lại. Sau đó, tôi cám ơn ông ấy và hẹn khi nào có điều kiện tôi sẽ sang chơi. Ông ấy rất mừng khi tôi nói điều đó và thầm cảm ơn tôi vì đã nói cho ông ấy biết một số thông tin của bà Thế.

Sau khi xem ảnh chụp lại những gì mà ông Francois Bourge`s chụp lại về cái yếm. Tôi thấy không có gì đặc biệt cả. Quan sát cái yếm. Tôi thấy có 4 câu thơ được thêu bằng chữ Hán. Tôi cũng biết chữ Hán nên thử dịch ra xem như thế nào.
Trời đất! Khi đọc xong 4 câu thơ đó, tôi đứng người lại. Sao trùng hợp vậy? Tôi trong đầu vẫn nghĩ bản đồ chắc sẽ ly kỳ như phim hành động mà tôi đã xem chứ đằng này lại đơn giản đến mức không ngờ. Sao lịch sử lại oái ăm vậy? Tôi luôn tự nhủ như thế. Điều mà tôi suy luận có phần đúng. Tấm bản đồ đó chắc chắn do bà Ba Cẩn tạo nên. Bà Ba Cẩn là một người có kiến thức uyên thâm mà (con nhà nho). cái bí mật về sơ đồ cất giữ tấm bản đồ đó lại được tả bằng 4 câu thơ.

Cờ nghĩa bao năm đành lỡ vận.
Hậu thế nghìn năm nào ai hay.
Yên ngựa gửi thân nơi hồn đất.
Thế sự Hoàng Hoa ai biết chăng?

Bài thơ này trùng hợp một cách lạ kỳ với bài thơ mà đã phát hiện ở Yên Thế khi có một sự việc xảy ra ở đây. Vào cuối năm 2005, ở Yên Thế, người dân đã phát hiện ra một ngôi mộ ở gò Yên Ngựa, theo những người ở đấy nói là mộ của người hành khất. Có cụ già còn nói rõ hơn là mộ của ông ăn mày Trương Văn Nghĩa (đây là tên lúc nhỏ của cụ Đề ngày còn ở Hưng Yên). Ai cũng bảo ngôi mộ này rất thiêng. Mọi người đi qua, ai cũng lấy một ít đất rắc lên ngôi mộ. Thế nên dù sau này khi rừng thông bị chặt, ngôi mộ vẫn nổi rõ giữa khu đồi”. Ngôi mộ và đền hiện nay thuộc phần đất của gia đình anh Đàm Văn Đường và chị Ngô Thị Điều. Mọi người chỉ được biết là vào cuối năm 2005, hai đứa trẻ con anh Đường, chị Điều học lớp 3, lớp 4 khi vui chơi tại ngôi mộ đã nhìn thấy lộ ra hai dóng xương.


Ngôi mộ, nơi phát hiện ra các cổ vật ở Yên Thế
Có thể nói, mọi chuyện lan rộng ra bên ngoài vào ngày 04-11-2005, khi lãnh đạo và cán bộ xã Mai Trung gồm: ông Ngô Văn Biển - Bí thư Đảng ủy xã, ông Ngô Thanh Chương – Phó Bí thư Đảng ủy xã, ông Nguyễn Đức Thành – Chủ tịch UBND xã, ông Triệu Văn Học – Chủ tịch UBMTTQ xã, ông Nguyễn Văn Dương – Bí thư Chi bộ xã, ông Ngô Văn Chiến – Trưởng công an xã, ông Nguyễn Văn Bình – cán bộ văn hóa xã đã tiến hành việc nhận bàn giao hiện vật lạ trong lòng ngôi mộ với ông Nguyễn Văn Sử và ông Nguyễn Văn Tiếp. Ông Sử kể; Ngày 27-09-2005, khi ông tiến hành đào một hố nhỏ để trồng cây đại sát cạnh ngôi mộ thì phát hiện thấy có một chiếc liễn sành úp ngược. Tuần tự xếp đặt như sau: Trên cùng là đáy liễn, lớp lá dầu đã khô; Hai tờ giấy bản (chỉ một tờ có chữ, một tờ không) được gấp lại.

Hai tờ giấy này được đặt trong lòng chiếc đĩa con phượng (thời Lê) và ốp chặt vào đáy liễn. Lá chèn xung quanh. Tiếp đó là lớp cát khô, sau đó là lớp vữa (vôi + cát) chèn chặt lớp cát lại. Cuối cùng là 2 chiếc đĩa thời Nguyễn có ve lòng, một chiếc có hình 3 con cá chép, 1 chiếc có hình 4 con cá chép. Cả hai đều được trát vữa chặt để khỏi tuột. Khi phát hiện, ông Sử đã gọi thợ ảnh đến chụp ảnh hiện trường cùng một số nhân chứng. Trong biên bản bàn giao cho chính quyền xã, ghi: chiếc liễn sành hình trụ có kích cỡ: to nhất 17cm và chiều nhỏ là 16 cm; vòng tròn miệng là 50 cm; chiều cao liễn là 10 cm; độ dày liễn là 1 cm. Ba chiếc đĩa có đường kính 12,5cm và chu vi đường tròn là 38cm. Tờ giấy gió có chữ chiều dài là 37 cm, chiều rộng là 25 cm.

Những thứ đã tìm thấy ở ngôi mộ
Toàn bộ hiện vật này, UBND xã Mai Trung đã báo cáo và Bảo tàng tỉnh Bắc Giang đã cử cán bộ xuống địa phương đem về niêm phong trong kho bảo quản chuyên ngành. Dựa trên các bức ảnh chụp hiện vật và bản photo tờ giấy gió mà ông Sử trao lại, chúng tôi nhận thấy đây là một văn bản chữ Nôm. Toàn văn là một bài thơ bốn câu như sau:

Cờ nghĩa bao năm đành lỡ vận
Hậu thế nghìn năm ai biết không?
Yên ngựa nghỉ vào nơi lòng đất
Thế sự Hoàng Hoa ai rõ chăng?

Đây chính là mật mã để có thể tìm ra cái vị trí cất giữ tấm bản đồ đó. Tôi cảm thấy mình run run khi nhận ra một việc mình đã làm được. Một việc có ích cho lịch sử. Và điều đó đang đến với tôi từ những sự tình cờ như sắp đặt.

Tấm vải ghi bài thơ của Đề Thám
Tôi nhớ lại câu chuyện với ông Francois Bourge's đã nói với tôi: Ông chính là người họ hàng với bà Hoàng Thị Thế. Sau khi ông nội mình làm toàn quyền Đông Dương hồi đấy là Antony Wladislas Klobukowski trở lại Pháp. Khi đã chia tay với người vợ đầu tiên, trong một lần về Bỉ chơi (Bỉ cũng nói tiếng Pháp mà), ông ấy đã phải lòng bà Anna Bougre's. Bà là con gái rượu của dòng họ Bougre's. Dòng họ nhà bà từ lâu đã có truyền thống làm rượu vang nổi tiếng ở Bỉ. Vì dòng họ nhà bà Anna Bougre's rất cần có một người con cháu trai để nối dõi dòng họ khi dòng họ muốn làm một cơ sở ở Mỹ nên có yêu cầu và đề nghị ông ấy được giữ họ Mẹ. Vì thế ông ấy lấy theo họ mẹ. Đến đây, tôi nói vui:
- Khi nào ông tặng tôi một sản phẩm của dòng họ ông nhé!
Ông vui vẻ mời tôi nếu có điều kiện sang Mỹ thì ông sẽ dẫn tôi đi xem cơ sở sản xuất rượu vang của nhà ông ở đây. Tôi cũng hy vọng một ngày nào đó, khi có điều kiện tôi sẽ được sang cho biết đây biết đó, nhưng chắc còn lâu lắm. Nói chuyện với ông Francois Bourge's tôi biết thêm nhiều điều thú vị.

Ông tiếp tục nói:
- Sau khi tìm hiểu gia phả nhà ông thì ông cũng biết về cụ Đề Thám. Chính bà Hoàng Thị Thế là con dâu của dòng họ nhà ông.
Ly kỳ thật! Tôi cảm thấy những điều tôi khám pháp ra thật bổ ích. Biết đâu về sau tôi làm nhà văn cũng nên. Mặc dù cái nghề của tôi bây giờ nó chả ăn nhập gì với văn học cả.
Ông kể tiếp:
- Sau khi bà Hoàng Thị Thế chuẩn bị về Việt Nam, khi ấy gia đình nhà ông đã quyết định đến Paris để nói chuyện với bà Thế và có yêu cầu bà Thế ở lại, về Bỉ để gặp lại dòng họ của mình. Nhưng khi đến Paris thì tôi không kịp gặp lại bà ấy. Quay lại cái nhà hát mà bà ấy đã từng diễn ở đấy, tôi mua lại tất cả những kỷ vậy của bà ấy mang về Bỉ. Hiện tại, toàn bộ hiện vật đấy đang được lưu trữ ở trang trại của gia đình ông ấy. Nói đến đây, ông ấy lấy làm tự hào vì đã làm được một việc mà cụ nội ông ấy đã căn dặn trước lúc nhắm mắt. Ông ấy cũng giải thích là tại sao bây giờ ông ấy lại sang Mỹ ở vì gia đình ông ấy mở một cơ sở sản xuất ở bên Mỹ để phân phối rượu vang. Ông theo gia đình sang để kinh doanh khi còn nhỏ. Sau đó, ông đi học và tham gia vào Không quân Hoa Kỳ. Hiện tại ông có hai con. Hồi còn trẻ, ông làm phi công là cả một điều hãnh diện với dòng họ. Lúc đó những ai từng làm phi công đều được phụ nữ ngưỡng mộ. Khi tham gia chiến tranh Việt Nam, ông không hiểu nhiều về những gì mà chính phủ Mỹ đã làm. Ông được đưa đến sân bay Utapao ở Thái lan. Utapao là căn cứ không quân rất lớn của Mỹ tại Thái Lan hồi đó, và đây cũng là cũng là sân bay duy nhất ở Đông Nam Á mà máy bay chiến lược B.52 có thể hạ, cất cánh. Máy bay B.52 của Mỹ thường xuất phát từ nơi đây và đảo Guam để ném bom miền Bắc nước ta. Nên việc ném bom miền Bắc cũng chỉ được biết trước khi thực hiện nhiệm vụ một thời gian chỉ để đủ hút một điếu thuốc mà thôi.

Sau khi biết là bay đến ném bom đánh phá miền Bắc, ông ấy rất ân hận, không có cách nào để thực hiện huỷ công việc đấy cả. Nhưng may sao khi bay đến vùng trời Việt Nam, ông bị bắn rơi ở Hải Phòng bằng tên lửa SAM-2 của phòng không của mình. Sau đó, ông bị đưa về Hỏa Lò, Hà Nội cùng rất nhiều phi công khác trong đó có cả một người sau này rất nổi tiếng, đã từng tham gia tranh cử Mỹ là thượng nghị sỹ John McCain.

Hay quá nhỉ! Đây là lần đầu tiên tôi được nói chuyện với một người lính Mỹ đã từng tham chiến tại Việt Nam. Trong cuộc nói chuyện, tôi cũng hỏi lại tại sao ông lại nói chuyện với bà Jane Fonda.
Ông ấy nói:
- Lúc đấy, ông biết bà này đang ở Hà Nội nên có nhờ bà ấy trở về Yên Thế, xem bà Thế còn ở đấy không. Và ông ấy cũng nói qua cho bà Jane Fonda là ông ấy có họ hàng với bà Thế, nhờ bà Jane Fonda tìm kiếm giúp. Đồng thời ông cũng muốn xem những ai còn sống là con cháu của cụ Đề Thám.

Câu chuyện đến đây thật ly kỳ. Sự việc này đâu có nói trong những trang lịch sử mà em đã đọc. Không ai ngờ cụ Đề Thám lại chính là người về sau có họ hàng với toàn quyền Đông Dương. Một bí mật động trời đây. Tôi cũng đem việc thắc mắc của tôi về tôi có được quyển sách mà có tên ông cụ nhà ông trong đấy khi em nhặt được ở Côn Sơn. Về việc này, ông ấy cũng nói đấy chính là hồi ký của bố của ông. Cuốn hồi ký đấy đã từng được lưu lại trong gia phả. Trong hồi ký đó, còn có nhiều điều mà ông cụ chú thích về những mối liên hệ của cụ Đề Thám. Mà những mối nghi ngờ đấy được ông cụ đánh dấu và viết rất rõ trong hồi ký.

Tôi có mở lại quyển sách mà tôi đã tìm thấy, gửi mail qua cho ông, ông ấy cảm thấy mừng vô cùng vì ngày trước ông ấy đã thất lạc quyển sách này khi chia tay với bà vợ thứ nhất.

Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Kỳ Nghỉ Việt 

VIET HOLIDAY CO., LTD

mua bán iphone cũ | iphone 4 | iphone 4s | iphone 5 | sua chua dien thoai | miếng dán cường lực | hoc sua chua dien thoai | pin dien thoai | sửa chữa iphone | samsung galaxy s3 | Tìm gia sư với http://giasu24h.com | sửa nhà | Đơn vị cung cấp dịch vụ thue cau xe cau | xây nhà | xây nhà đẹp |cung cấp dịch vụ ep coc be tong | Công ty cung cấp dịch vụ son nha | tao web mien phi , web gia re | tai nghe |

                                                                    Địa chỉ  1  :    Số 2 Tam Trinh - Hai Bà Trưng - Hà Nội

                                                                    Địa chỉ  2  :    Số 10 - 190/19 Đường Hoàng Mai, Quận Hoàng Mai - Hà Nội

                                                                    Email      :     Vietholidayvn@gmail.com;       Sales@visahochieunhanh.com

                       Facebook: Vietholidayvn ; YM chat:   VietholidayVN ;  Hotline: 098 555 6000;   Tel: 04.3. 996 5551; 04.3.6320952; 53Fax/Tel: 04.36628468

Dich vu visa , Dich vu ho chieu nhanh , Dich vu visa Trung Quoc , Visa China , China visa , Visa Hongkong, Hongkong visa ,

Gia han visa, Cap moi visa, Tu van ho chieu nhanh , Xin visa xuat canh , Visa nhap canh Vietnam , The tam tru tai Vietnam