CÔNG TY VIETHOLIDAY là công ty chuyên dịch vụ và tư vấn thủ tục Xuất Nhập Cảnh đơn giản và nhanh nhất cho khách hàng. Chúng tôi không phải đại sứ quán TrungQuốc hay cơ quan Xuất nhập cảnh Việt Nam.

Dịch vụ của chúng tôi được Sứ quán, cơ quan XNC và các đơn vị liên quan xét duyệt và cấp phép . Mọi hướng dẫn thủ tục và các biểu mẫu trên website của chúng tôi được trích dẫn từ các nguồn chính thức của Chính Phủ Việt Nam và sứ quán các nước. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm thủ tục và cách thức làm visa trên các trang web chính thức của Xuất Nhập cảnh Việt Nam Đại sứ Quán Trung Quốc hay các nước khac. (trang của Xuất nhập cảnh ViệtNam.

Mức giá của công ty chúng tôi đưa ra sẽ cao hơn mức giá ở Sứ quán vì đã bao gồm phí dịch vụ.

 MẪU GIẤY TỜ, TỜ KHAI

TỜ KHAI XIN CẤP HỘ CHIẾU

BẢNG GIÁ VISA TQ, HK, MC

BẢNG GIÁ VISA NHẬP CẢNH

* BẢNG GIÁ VISA LÀO CHO CÁC QT

GIA HẠN VISA CHO NGƯỜI NN

GIẤY PHÉP LÁI XE CHO NGƯỜI NN

THỦ TỤC VISA ĐI TRUNG QUỐC

THỦ TỤC VISA ĐI HỒNG KÔNG

VISA NHẬP CẢNH CỬA KHẨU

VISA NHẬP CẢNH VIỆT NAM KHẨN

DỊCH VỤ ĐÓN KHÁCH NHANH TẠI SB

THỦ TỤC XIN THẺ APEC

GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ BẢO LÃNH NHẬP CẢNH

VISA CHO KHÁCH Ở QUÁ HẠN

THẺ TẠM TRÚ ,  VISA DÀI HẠN

VÉ MÁY BAY GIÁ RẺ 

* VISA CÁC NƯỚC KHÁC

* KÝ HIỆU CÁC LOẠI VISA VIỆT NAM

THỨ TỰ CÁC BƯỚC LÀM THỦ TỤC XUẤT NHẬP CẢNH

THỦ TỤC XIN CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

HƯỚNG DẪN LÀM TRỰC TIẾP THỦ TỤC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIÊTNAM

THÔNG TIN CHUẨN BỊ ĐI MÁY BAY

* NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

* THÔNG TIN DU LICH CẦN THIẾT

* CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT


04.3.9965551
098 555 6000; 0915 854 389

Tin Mới

TÌM LẠI VIỆT NAM
CHUYÊN MỤC GIẢI TRÍ 


Tìm lại Việt nam - Find Vietnam P2
Thằng này nó đã dịch tiếng Pháp quyển nhật ký kia sang tiếng Việt cho tôi, chắc kiểu gì nó cũng có biết đôi chút gì đó. Tôi nghĩ vậy và liền đến nhà nó nhờ hỏi hộ. Cũng may vừa đến nhà nó thì tôi biết nó cũng sắp phải sang Pháp theo đoàn tuỳ viên quân sự Việt Nam để phiên dịch.

Thế thì tốt quá! Tôi như người chết đuối vớ được cọc. Tôi vội nhờ nó hỏi hộ một số thông tin về bà Hoàng Thị Thế ở bên đấy. Tôi cũng cung cấp cho nó một số những thông tin mà tôi thu lượm được để cho nó biết. Nó hứa với em sẽ giúp. Và may mắn đã mỉn cười với tôi. Một tháng sau nó mới về nước. Biết tin, việc đầu tiên là tôi sang nhà nó chơi. Nó kể lại là nó có đến Pháp, đến những nơi mà bà Hoàng Thị Thế đã từng sống và làm việc ở đấy. Nó có hỏi một số thông tin về bà Thế. Nhưng hầu như nó không thu lượm được điều gì mới hơn những điều tôi đã biết.

Chỉ có một chi tiết mà tôi quan tâm chính là việc nó bảo tôi là nó đã qua nhà hát mà bà Thế đã từng làm diễn viên kịch ở đấy. Hỏi thăm ở đấy và nó chỉ được biết là bà Thế sau khi về Việt Nam thì không quay lại nữa. Những đồ dùng của bà Thế cũng cầm đi hết. Chỉ còn một số đồ đạc còn sót lại. Sau khi bà về Việt Nam được 2 tuần thì có một người đàn ông đến hỏi thăm bà Thế và mua lại những thứ còn lại của bà Thế về. Ông ấy chỉ nói mua về làm kỷ niệm. Vì ông ấy đang cần gặp bà thế có chút việc. Nhưng khi đến thì không kịp gặp. Tôi mừng quá hỏi lại nó:
- Thế mày có hỏi người đàn ông đấy là ai không?
Nó nói cho em một cái tên:
- Ông ấy tên là Francois Bourge`s.

Bí mật lại hoàn toàn là bí mật. Thế là tôi đành về mà không có gì hơn cả. Làm sao tôi có thể kiếm tìm được một người trên nước Pháp rộng lớn như vậy với chỉ một cái tên. Tôi cũng tự nhủ biết đâu những đồ vật lưu niệm của bà lại có cái bản đồ đấy thì sao? Tôi cảm thấy chán nản. Thôi vậy, tôi đành tạm gác lại chuyện này để khi khác tính sau. Thế là thời gian trôi đi, tôi cũng dần quên đi, không muốn tìm nữa. Nó quá khó với một cá nhân.

Nhưng, một sự tình cờ đã đến với tôi và câu chuyện về bí mật của Cao Biền lại được bắt đầu. Đấy chính là ở khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội. Ở Hà Nội vừa rồi đã xảy ra một việc đây. Đấy là tại Sofitel Metropole Hà Nội đã phát hiện ra một cái hầm từ những năm xây khách sạn. Thật là tuyệt vời! Với những người yêu lịch sử thì việc đến thăm khách sạn này để được xem tận mắt cái hầm đấy quả thật may mắn. Tôi liền rủ thằng bạn tôi làm ở TC2-BQP đi cùng. Dù sao nó cũng làm phiên dịch hộ cho tiếng Pháp nếu như tôi không biết.
Căn hầm ở khách sạn Sofitel Legend Metropole
Về căn hầm hầm này tôi cũng được biết nó đã bị chôn vùi từ lâu. Nó đóng vai trò trọng tâm trong dự án xây dựng Con đường Lịch sử của khách sạn Sofitel Legend Metropole. Căn hầm rộng 40 mét vuông hiện nay vẫn được bảo tồn nguyên trạng. Nó được phát hiện ra khi đội công nhân, trong quá trình thi công nền móng cải tạo Bamboo Bar của khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội, đã tình cờ chạm vào mái của một hầm trú ẩn bị chôn vùi đã lâu. Sau khi đào sâu hơn hai mét vào lòng đất và khối bê tông cốt thép kiên cố, đội thi công phải khoan qua trần bê tông dày 278 mm, từ đây mở ra một hành lang ngập nước, một vài căn phòng và cầu thang dẫn xuống hầm. Mặc dù khách sạn đã biết có một căn hầm trú ẩn ở phía cuối hồ bơi, song chỉ đến khi tiến hành xây dựng nền móng cho Bamboo Bar mới của khách sạn, vị trí căn hầm mới được xác định chính xác.

Lối vào từ mặt đất xuống căn hầm của Sofitel Legend Metropole
Trong nhiều năm qua, mạch nước ngầm tràn vào các phòng và hành lang của căn hầm trú ẩn. Sau khi đội kỹ thuật của khách sạn tiến hành bơm hết nước, họ tìm thấy một vài vết tích - một chai rượu cũ đã cạn, một bóng đèn vẫn còn nguyên vẹn, lỗ thông hơi, cánh cửa sắt và dòng chữ khắc trên tường của Bob Devereaux. Sau khi cải tạo lại, khu trưng bày 110 năm bề dày lịch sử của khách sạn Metropole được tái hiện dọc theo 18 mét hành lang của khách sạn; bao gồm: 13 bảng triển lãm bao gồm những hình ảnh phục hồi của khách sạn từ những ngày đầu mở cửa, những dấu mốc thời gian giới thiệu hơn 300 vị khách nổi tiếng đã từng nghỉ tại khách sạn như vua hề Sác-lô (Charlie Chaplin), Jane Fonda, Joan Baez hay Angelina Jolie và một phần về hành trình du lịch. Đây cũng được coi là nơi tôn vinh những đóng góp của nhân viên khách sạn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, những người đã góp sức bảo đảm an toàn cho các vị khách quan trọng trong thời kỳ bom lửa từ giữa những năm 1960 đến mùa đông năm 1972.

Đúng ngày 22-05-2012, tôi có mặt và được đến tham quan căn hầm đó. Đúng là một di tích thật tuyệt vời. Tôi cũng được biết thêm cả ông Bob Devereaux, một nhà ngoại giao Úc sẽ có mặt. Ông này chính là người khắc tên trên tường căn hầm đây. Với những người yêu lịch sử, yêu Hà Nội chắc hẳn không bỏ qua một cơ hội để tận mắt xem lại. Điều thú vị là được nói chuyện với những nhân vật mà đã ở trong căn hầm đó. Tôi và bạn tôi đến từ sớm đợi khi mở cửa là vào ngay.

Ông Bob Devereaux
Nói chuyện với rất nhiều người, lúc đấy tôi rất tò mò muốn biết ông Bob Devereaux là ai. Gặp được ông, với vốn tiếng Anh sơ sơ, tôi cũng nói một vài câu chuyện. Nhưng trong câu chuyện ông có nhắc đến bà Jane Fonda. Hồi đấy bà nay hoạt động như một người yêu nước. Bà là người cổ vũ cho phong trào chống chiến tranh ở Việt Nam. Có lần bà ấy hỏi ông về cụ Đề Thám và bà Hoàng Thị Thế hiện lúc đó như thế nào. Tôi giật mình. Oh! Sao bà này lại hỏi cụ Đề Thám nhỉ? Chắc bà này có tý hâm mộ đây. Mà cũng dễ hiểu thôi vì bà này là diễn viên hay ca sỹ gì đó. Có khả năng bà này cũng biết bà Thế và hâm mộ bà Thế cũng nên. Tôi nghĩ vậy. Lúc đấy tôi cũng chỉ nghe qua về bà Jane Fonda. Bà này tên khai sinh là Lady Jayne Seymour Fonda hay còn được biết đến với cái tên: Jane Hà Nội; sinh ngày 21 tháng 12 năm 1937 là diễn viên người Mỹ kiêm nhà văn, nhà hoạt động xã hội, người mẫu thời trang và là vận động viên thể dục dụng cụ.

Bà là một trong những diễn viên Mỹ tiên phong trong phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam do Chính quyền Mỹ phát động và từng có mặt tại Hà Nội để bày tỏ sự phản chiến trong giai đoạn Không quân Hoa Kỳ đang mở chiến dịch ném bom dữ dội vào thành phố này. Khi Hoa Kỳ đang phát động chiến dịch ném bom, Jane Fonda đã một mình đến Việt Nam và lưu trú tại khách sạn Thống Nhất (nay là khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội). Hai tuần ở Việt Nam, Jane Fonde đã đi thăm Bệnh viện Bạch Mai, khu Trương Định, nhà trẻ 20-10, một số trận địa pháo của phía Việt Nam.

Jane Fonda hồi đến Việt Nam
Ông cũng nói thêm hồi đấy ông còn nhớ có lần bà đến đây, trú ở đây khi máy bay Mỹ ném bom Hà Nội. Bà cũng đã từng hát trong căn hầm đấy. Bà cũng đến thăm một số phi công Mỹ bị bắt làm tù binh. Ở đấy, bà nói chuyện rất lâu với một phi công. Sau cuộc nói chuyện đố, bà ấy có rủ tôi về Yên Thế, Bắc Giang để thăm mộ cụ Đề Thám nhưng tôi bận nên không đi được. Nghe đến đây, tôi có linh cảm gì đó đến việc bí mật về cái bản đồ. Tôi hỏi lại đứa bạn tôi về thông tin của bà này vì bạn tôi làm ở TC2-BQP mà. Bố nó ngày xưa cũng làm ở đấy. Nó bảo với tôi:
- Làm sao tao biết được! Ngày đấy tao và mày còn chưa sinh ra mà. Có gì tao thử về hỏi ông già tao xem như thế nào. Vì tao nhớ hồi đấy, ông ấy cũng nằm trong bộ phận trao trả tù binh cho Mỹ mà!

Tôi dặn đi dặn lại là nhớ hỏi kỹ nhé. Không yên tâm về nó, vì vậy buổi tối hôm đấy tôi chủ động qua nhà nó chơi và hỏi bác Hòa - bố đứa bạn tôi. Tuy bác đã giải ngũ từ lâu nhưng trí nhớ của những người làm tình báo thì vô cùng tuyệt vời. Bác nói vơí tôi:
- Ngày trước bà này có đến ở Việt Nam 2 tuần rồi đi một số nơi. Bộ quốc phòng của ta phải cho người đi bảo vệ đến tận lúc về Mỹ thì thôi. Nhưng chỉ có điều là gần đến lúc về Mỹ, bà có thăm những phi công bị bắt ở Hỏa Lò. Lúc đấy bà ấy có nói chuyện với một phi công rất lâu. Sau đó bà ấy đi đến Yên Thế rồi mới về Mỹ.
Điều nghi ngờ của tôi chợt xuất hiện. Sao lạ lùng thế nhỉ? Đang đánh nhau ác liệt mà bà ấy lại đến tận Yên Thế làm gì? Mà người phi công ấy đã nói gì với bà? Nhiều câu hỏi đặt ra trong tôi. Tôi cứ quay cuồng trong những câu hỏi đó. Rồi sẽ xuất hiện những bí mật gì nữa đây? Đã đến lúc tìm thấy cái bản đồ chưa nhỉ? Mà ngươì phi công ấy là ai? Người ấy đã nói những điều gì mà bà ấy phải bỏ công sức vậy? Tôi bắt đầu tò mò tìm hiểu điều này. Và rồi điều nghi ngờ của tôi đã được giải đáp. Người phi công ấy có tên là Francois Bourge`s.Trời đất! Một sự trùng hợp lạ kỳ! Tôi reo lên. Tên người mua lại một số đồ của bà Hoàng Thị Thế ở Pháp cũng tên là Francois Bourge`s.

Bí mật mà tôi đang tìm kiếm đã xuất hiện. Và điều kỳ lạ chính là bà Hoàng Thị Thế cũng đã lấy một ngươì chồng cũng tên là Robert Bourge`s vào năm 1930. Vậy thì cái tên của người phi công có liên hệ gì nhỉ? Có thể là họ hàng với người chồng của bà Hoàng Thị Thế thì sao? Chồng bà đấy tên là Robert Bourge`s, cùng họ với người đàn ông đấy mà. Suy nghĩ logic một lúc, tôi bắt đầu lục tung trong đầu những suy nghĩ về người đàn ông này. Nếu xét về mặt thời gian thì ông ấy cũng tầm tuổi từ 25 đến 40 tuổi. Vì theo em được biết quá tuổi này, sức nặng về tuổi tác khó có thể điều khiển phi cơ B52 của Mỹ hoặc các phi cơ chiến đấu khác. Vậy thì có thể suy luận rằng người phi công ấy lúc đấy có độ tuổi khoảng từ 25 đến 40. Nếu xét theo câu trả lời của người bảo vệ ở nhà hát kịch bên Pháp mà bạn tôi có hỏi thì khi người đàn ông ấy đến mua lại một số đồ của bà là vào khoảng năm 1965, trạc 30 tuổi. Đúng rồi! Tôi reo lên như một thằng điên. Bắt đầu có lý rồi. Năm 1965, bà Thế xin về nước, sống ở Hà Nội và mất ngày 9 tháng 12 năm 1988. Vậy thì từ năm 1965 đến 1972 là 07 năm. Trước hết, nó rất phù hợp với không gian và thời gian. Còn nếu đúng hai người đàn ông đấy là một thì có thể khẳng định là ông phi công mà bà Jane Fonda nói chuyện với người đã mua lại kỷ vật của bà Thế ở Pháp là một.

Nhưng ông ấy là ai? Sao lại mua lại những kỷ vật của bà Thế? Và hiện tại ông ấy ở đâu? Tôi lại bị tắc ở điểm đấy. Nhiều câu hỏi bắt đầu đến với tôi. Nếu có thể hoặc có cơ hội chắc tôi sẽ tìm đến bà Jane Fonda để hỏi bà về người phi công ấy. Nhưng làm sao mà tôi hỏi được. Bà ấy là siêu sao điện ảnh Mỹ cơ mà. Vả lại hơi đâu mà tôi sang tận Mỹ để hỏi được. À, tôi quên mất, tôi có thể nhờ bố đứa bạn của tôi xem bác có thể cung cấp thông tin gì được không về người phi công ấy không. Chắc chắn là sẽ có vì kiểu gì cũng có danh sách bàn giao giữa hai chính phủ với nhau tại thời điểm đấy. Nhưng tôi nghĩ đấy là bí mật quốc gia, đâu đơn giản để tôi có thể được xem. Tôi cảm thấy càng tò mò bao nhiêu thì, muốn hiểu biết bao nhiêu càng thấy thất vọng bấy nhiêu. Những đầu mối câu chuyện lại càng thêm khó khăn. Bí mật của tôi đang tìm kiếm lại trở thành.....bí mật

Nhưng tôi tạm thời dẹp qua một bên những suy nghĩ đó. Tối hôm đấy, tôi đến nhà thằng bạn chơi. Đồng thời, tôi cũng hỏi xem bác ấy có giúp mình được gì không. Lúc đấy, lòng tôi như lửa đốt, chỉ mong sớm đến tối để có thể biết thêm thông tin gì đấy. Câu chuyện có vẻ hấp dẫn rồi. Thôi, chịu khó một tý đi. Tôi tự an ủi như vậy. Đúng 8h tối, tôi đến nhà bác chơi. Cũng may, ở nhà bác không có thằng bạn tôi ở đấy, chỉ có hai bác cháu. Thế là tôi tha hồ hỏi để thỏa mãn sự tò mò của mình. Bác cũng tận tình giúp đỡ và nói chuyện với tôi bằng những thông tin mà bác biết. Nhưng không có cái tên tôi cần tìm.

Lúc đấy bác an ủi tôi, bác có nói:
- Bác biết có ông Dan Cherry cũng là một phi công trong danh sách bàn giao đấy. Có một lần ông này có về Việt Nam làm một phóng sự về một người phi công đã bắn rơi máy bay của ông ấy năm 1973. Đó chính là phi công Nguyễn Hồng Mỹ. Ông này cũng đến thăm ngôi nhà nhỏ của cựu phi công MiG-21 Nguyễn Hồng Mỹ ở phố Cầu Đất (ngoài đê sông Hồng). Tròn một năm sau, vào tháng 04-2009, Dan Cherry đã tổ chức mời Nguyễn Hồng Mỹ sang thăm Hoa Kỳ. Ông Cherry này bay đã 185 phi vụ với chiến đấu cơ Phantom. Tuy nhiên, chiếc MiG này là chiếc chiến đấu cơ duy nhất của đối phương mà ông bắn rơi. Sau khi bàn giao về Mỹ năm 1973, Cherry trở về nước và được giao nhiệm vụ mới như là một sĩ quan hành quân ở căn cứ không quân MacDill ở Tampa, tiểu bang Florida. Về sau ông có được bổ nhiệm làm Phi đoàn trưởng Phi đoàn biểu diễn Thunderbirds của không quân Hoa Kỳ, đây là một sự bổ nhiệm rất danh dự cho một vai trò rất có thanh thế dành cho ông. Ông về hưu năm 1988 với cấp bậc sau cùng là Thiếu tướng và ông dọn về Bowling Green, tiểu bang Kentucky. Thỉnh thoảng, có người hỏi ông về trận không chiến năm xưa.

Ảnh ông Nguyễn Hồng Mỹ hồi năm 1972
Bác tiếp tục nói:
- Bác chỉ biết về vụ này qua một số người bạn của bác làm bên không quân nói thôi. Ngày đấy hình như là ngày 19-01-1972, phi đội của Nguyễn Hồng Mỹ được lệnh xuất kích lúc 10h. Vừa lên tới độ cao 3.000 mét thì sở chỉ huy thông báo có địch, nên ông Mỹ đã chỉ huy số 2 của mình cùng bay về hướng 230 độ đón đánh địch từ Thái Lan vào. Đến vùng trời Hòa Bình, ông Mỹ phát hiện một tốp 8 chiếc F-4 bên trái khoảng 18km liền thông báo cho số 2 tiếp cận mục tiêu và đồng thời tăng tốc phát hiện thêm một chiếc F-4 đang cơ động phía trên. Ông Mỹ nói nhanh vào hộp thoại: "Số 2 cảnh giới cho tôi"! Rồi anh vào công kích luôn vì chiếc này gần hơn. Sau một loạt động tác cơ động, thì chiếc F-4 này lấy độ cao bay về hướng Thanh Hóa. Ông Mỹ không lấy độ cao ngay mà tăng tốc đuổi theo đến lúc cách mục tiêu còn khoảng 8km thì đèn trong buồng lái của anh báo dầu đỏ lên.

Ông Nguyễn Hồng Mỹ bây giờ
Ông Mỹ báo cáo về Sở Chỉ huy tình hình của mình, nhưng Sở Chỉ huy lệnh cho ông quay về ngay. Tiếc vì mục tiêu đã gần mà nhiên liệu thì hết, ông phán đoán có thể tiếp cận địch nên tiếp tục công kích. Khi cự ly còn khoảng 4km ông kéo máy bay lên theo mục tiêu và khi cự ly còn 2.000 mét ông bóp cò, phóng một lúc hai quả tên lửa phụt lao thẳng vào mục tiêu, chiếc F-4 không kịp tránh bốc cháy và đứt làm hai phần, phần đuôi đánh sang trái, phần đầu, cánh lao xuống bên phải. Do cự ly quá gần, máy bay của ông lao vào vùng cháy, nên bị tắt máy cứ thế rơi tự do, xuống độ cao 3.500 mét ông mới bình tĩnh khởi động lại động cơ vừa lúc đèn báo dầu nhấp nháy liên hồi. Ông phải khẩn trương về hạ cánh ở sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa, nạp dầu xong mới bay về lại Nội Bài trong niềm vui chào đón của lãnh đạo Quân chủng và đồng đội. Sau trận không chiến đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Nguyên soái Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô Bachisky đã đến rút kinh nghiệm động viên và biểu dương Biên đội ông tại đơn vị. Ông còn được Chủ tịch nước tặng "Huy hiệu Bác Hồ" - phần thưởng chỉ dành riêng cho những phi công bắn rơi máy bay Mỹ.
Chiếc F-4 mà ông Mỹ đã bắn rơi ngày 19 tháng 1 năm 1972, mãi tới năm 2008 ông mới biết rằng hai phi công lái chiếc máy bay đó đã kịp nhảy dù trước khi chiếc máy bay bị bốc cháy hoàn toàn và được trực thăng Mỹ kịp thời đến cứu. Và năm 2007, Tướng không quân Dan Cherry (Mỹ) sang thăm Việt Nam tìm gặp người phi công Việt Nam mà ông ta đã bắn trúng máy bay, khiến người phi công đó phải nhảy dù trong một trận không chiến giữa hai chiếc MiG 21 của Việt Nam với 24 chiếc F-4, F-105 của không lực Hoa Kỳ ngày 19-01-1972. Không ngờ người phi công Việt Nam đó chính là ông Mỹ. Năm 2009, rất nhiều báo chí Mỹ đã đưa tin, viết bài về người phi công Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ năm 1972. Họ cho rằng năm đó người Mỹ đã rất tỉ mỉ công phu lập một kế hoạch lớn nhằm thôn tính Bắc Việt. Bộ Quốc phòng Mỹ đã rất tự tin và thường sử dụng một số lượng lớn máy bay hiện đại xuất kích, để hòng đàn áp vài chiếc MiG-21 nhỏ bé yếu thế của Việt Nam.

Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Kỳ Nghỉ Việt 

VIET HOLIDAY CO., LTD

mua bán iphone cũ | iphone 4 | iphone 4s | iphone 5 | sua chua dien thoai | miếng dán cường lực | hoc sua chua dien thoai | pin dien thoai | sửa chữa iphone | samsung galaxy s3 | Tìm gia sư với http://giasu24h.com | sửa nhà | Đơn vị cung cấp dịch vụ thue cau xe cau | xây nhà | xây nhà đẹp |cung cấp dịch vụ ep coc be tong | Công ty cung cấp dịch vụ son nha | tao web mien phi , web gia re | tai nghe |

                                                                    Địa chỉ  1  :    Số 2 Tam Trinh - Hai Bà Trưng - Hà Nội

                                                                    Địa chỉ  2  :    Số 10 - 190/19 Đường Hoàng Mai, Quận Hoàng Mai - Hà Nội

                                                                    Email      :     Vietholidayvn@gmail.com;       Sales@visahochieunhanh.com

                       Facebook: Vietholidayvn ; YM chat:   VietholidayVN ;  Hotline: 098 555 6000;   Tel: 04.3. 996 5551; 04.3.6320952; 53Fax/Tel: 04.36628468

Dich vu visa , Dich vu ho chieu nhanh , Dich vu visa Trung Quoc , Visa China , China visa , Visa Hongkong, Hongkong visa ,

Gia han visa, Cap moi visa, Tu van ho chieu nhanh , Xin visa xuat canh , Visa nhap canh Vietnam , The tam tru tai Vietnam