CÔNG TY VIETHOLIDAY là công ty chuyên dịch vụ và tư vấn thủ tục Xuất Nhập Cảnh đơn giản và nhanh nhất cho khách hàng. Chúng tôi không phải đại sứ quán TrungQuốc hay cơ quan Xuất nhập cảnh Việt Nam.

Dịch vụ của chúng tôi được Sứ quán, cơ quan XNC và các đơn vị liên quan xét duyệt và cấp phép . Mọi hướng dẫn thủ tục và các biểu mẫu trên website của chúng tôi được trích dẫn từ các nguồn chính thức của Chính Phủ Việt Nam và sứ quán các nước. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm thủ tục và cách thức làm visa trên các trang web chính thức của Xuất Nhập cảnh Việt Nam Đại sứ Quán Trung Quốc hay các nước khac. (trang của Xuất nhập cảnh ViệtNam.

Mức giá của công ty chúng tôi đưa ra sẽ cao hơn mức giá ở Sứ quán vì đã bao gồm phí dịch vụ.

 MẪU GIẤY TỜ, TỜ KHAI

TỜ KHAI XIN CẤP HỘ CHIẾU

BẢNG GIÁ VISA TQ, HK, MC

BẢNG GIÁ VISA NHẬP CẢNH

* BẢNG GIÁ VISA LÀO CHO CÁC QT

GIA HẠN VISA CHO NGƯỜI NN

GIẤY PHÉP LÁI XE CHO NGƯỜI NN

THỦ TỤC VISA ĐI TRUNG QUỐC

THỦ TỤC VISA ĐI HỒNG KÔNG

VISA NHẬP CẢNH CỬA KHẨU

VISA NHẬP CẢNH VIỆT NAM KHẨN

DỊCH VỤ ĐÓN KHÁCH NHANH TẠI SB

THỦ TỤC XIN THẺ APEC

GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ BẢO LÃNH NHẬP CẢNH

VISA CHO KHÁCH Ở QUÁ HẠN

THẺ TẠM TRÚ ,  VISA DÀI HẠN

VÉ MÁY BAY GIÁ RẺ 

* VISA CÁC NƯỚC KHÁC

* KÝ HIỆU CÁC LOẠI VISA VIỆT NAM

THỨ TỰ CÁC BƯỚC LÀM THỦ TỤC XUẤT NHẬP CẢNH

THỦ TỤC XIN CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

HƯỚNG DẪN LÀM TRỰC TIẾP THỦ TỤC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIÊTNAM

THÔNG TIN CHUẨN BỊ ĐI MÁY BAY

* NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

* THÔNG TIN DU LICH CẦN THIẾT

* CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT


04.3.9965551
098 555 6000; 0915 854 389

Tin Mới

TÌM LẠI VIỆT NAM
CHUYÊN MỤC GIẢI TRÍ 


Tìm lại Việt nam - Find Vietnam P1

Tôi xin tặng các bạn một câu chuyện đã xảy ra với tôi. Mọi sự việc, những điều mà tôi sắp kể hoàn toàn có thật. Tất nhiên có những cái mà tôi phải viết lại cho phù hợp và dễ hiểu hơn. Những bạn sống ở địa danh cụ thể mà tôi kể trong câu chuyện sẽ biết rõ những điều tôi kể là thật. Nó xảy ra như một sự sắp đặt từ trước với định mệnh của tôi. Và thực sự đến bây giờ nhiều lúc tôi nghĩ lại cũng không thể hiểu nổi. Tôi tổng hợp lại tất cả những điều mà tôi đã biết, chứng kiến, tìm kiếm để từ đó phát hiện ra những điều bất ngờ mà lịch sử cũng như báo chí không hề đề cập. Và từ những điều bất ngờ đấy là cả một cuộc tìm kiếm ly kỳ và những điều kỳ lạ. Tôi xin bắt đầu câu chuyện......
Câu chuyện của tôi nói về một bí mật do một người Pháp đã phát hiện ra ở núi Côn Sơn, Kiếp Bạc, Hải Dương. Nơi đấy có một đền thờ một danh nhân văn hóa của Việt Nam. Đấy chính là Nguyễn Trãi. Nơi đây cũng chính là nơi mà Tiết độ sứ của Giao Chỉ thời đấy là tướng Cao Biền đã từng yểm Long Mạch của nước Giao Chỉ, nhưng đã bị thất bại. Đến tận bây giờ những câu chuyện này vẫn nằm trong những bí ẩn lịch sử mà không phải ai cũng biết.

Sự việc được xảy ra vào ngày 15 tháng 6 năm 1992, khi ấy tôi vừa bước qua 15 tuổi. Cái tuổi mà chưa biết sự kiện lịch sử đâu là hư, đâu là ảo. Mọi hiểu biết về lịch sử cũng chỉ được nghe qua những bài học theo kiểu: Cô giáo đọc, học sinh nghe và chép. Hôm đấy vào ngày cuối tuần, lớp tôi có tổ chức đi thăm Côn Sơn, Kiếp Bạc ở Hải Dương. Vì cuối tuần nên mọi người đều vui vẻ chuẩn bị mọi thứ để lên đường. Hồi đấy ở lớp, tôi có một đứa bạn thân là Phương (bây giờ nó đang làm bên PC46 – CA TP. Hà Nội). Thằng này ngày xưa là nghịch nhất lớp tôi. Nhà nó ở ngay cạnh nhà tôi. Hai đứa chơi với nhau từ nhỏ nên đi đâu cũng đi cùng nhau. Hễ đánh nhau là có nó vào can thiệp.

Trước khi đến Côn Sơn – Kiếp Bạc, những thông tin của tôi về việc này chỉ mơ hồ là có leo núi và đi viếng đền thờ danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. Qua những bài học lịch sử Việt Nam, tôi được biết Nguyễn Trãi là một trong những vị danh nhân văn hóa của Việt Nam và thế giới. Nhưng hấp dẫn hơn cả là tôi có thời gian để tán gái với mấy đứa bạn cùng lớp cho vui. Xe bắt đầu chạy từ Hà Nội vào lúc 6h00 sáng. Buổi sáng hôm đấy, tôi ăn sáng thật no, nghĩ bụng là để có sức cho việc leo núi. Nhưng không hiểu tại sao hôm đấy trong người tôi có một cái gì khác lạ thường. Nó lạ lắm, không như ngày thường. Trong người tôi cứ bồn chồn, lo lắng. Nhưng hồi đấy, tôi còn bé, cái tuổi chưa phải lo nghĩ gì nên cứ vô tư không nghĩ nữa. Xe ôtô chạy 3 tiếng đồng hồ từ Hà Nội đến Côn Sơn. Sau khi đến nơi, để mọi tập trung đầy đủ, cô giáo chủ nhiệm lớp tôi cho mọi người được nghỉ 30 phút để chuẩn bị hành trang leo núi. Cảm giác đầu tiên đập vào mắt tôi là phong cảnh ở Côn Sơn rất đẹp. Ở đây có 2 ngọn núi liền nhau gọi là núi Côn Sơn, núi Kiếp Bạc. Nhìn lên đỉnh núi là hun hút dãy bậc cầu thang lên đến đỉnh Côn Sơn. Phong cảnh quả thật là đẹp

Điều làm tôi vui nhất là ở Côn Sơn có rất nhiều thông. Loại cây mà thân nó thẳng, đẹp, hiếm ở đâu có được. Phong cảnh ở đây thật hữu tình. Chả trách làm sao mà cụ Nguyễn Trãi lại bỏ về đây để nghỉ dưỡng khi từ bỏ chốn quan trường. Cảnh đẹp thật, tôi tự nhủ thế. Sau đó tôi xuống xe và được 30 phút nghỉ ngơi. Đúng 9h30, cả lớp tôi bắt đầu cuộc tham quan dã ngoại đi từ chân núi lên đế đỉnh núi. Tôi là thằng yếu nhất lớp, nên leo núi là mệt. Ấy vậy mà trước hôm đấy, tôi đã hào hứng mua mới một đôi giày thể thao để leo núi. Hồi đó tiết kiệm lắm tôi mới có đủ tiền mua một đôi giầy thể thao như thế. Sau khi chuẩn bị xong đâu đấy, cả lớp tôi bắt đầu đi lên núi. Từng đôi tách ra đi riêng cho vui. Ai hợp cạ ai, người đấy đi với nhau. Tôi đi với thằng Phương vì tôi sợ đi một mình dễ bị bắt nạt. Thằng này nó đầu gấu, nên tôi dễ có phần yên tâm hơn. Leo đến giữa núi, tôi mệt quá nên ngồi nghỉ một lúc. Tại chỗ đấy có một nơi nghỉ rất đẹp. Ở đấy có vài ba quán bán nước trà đá. Mọi người vẫn leo tiếp, tôi không theo được nên ngồi đợi vậy. Tự nhiên, đôi giày tôi mới mua bị tụt mất cái đế. Tôi tiếc rẻ đôi giầy mới mua. Thế là nhân tiện ngồi nghỉ. Kệ cho mọi người tiếp tục đi vậy. Thằng Phương nó thương tình cũng ở lại với tôi.

Tại sao thế nhỉ? Tôi tự hỏi chính mình. Đang hứng leo núi mà đế giày lại bị tuột. Bực thật đấy. Mà sao cái chỗ này có một con đường chạy quanh núi nhỉ? Nó nhỏ rộng khoảng 3m. Tôi lấy làm tò mò bảo Phương:

- Tao và mày đi quanh xem như thế nào đi!

- OK! Tao đi cùng mày vậy. Nó cũng vui vẻ nhận lời.

Tôi và nó đi quanh quanh con đường nhỏ đấy. Bỗng dừng tôi dừng lại ở một nơi, một nơi mà tôi cảm thấy lạ lắm. Tôi thấy một cửa hang đi vào trong núi. Cửa hang đó chỉ đủ một người đi vào. Nếu hai người đi là chật. Nên từng người đi một thì vừa, lối vào thì hun hút, tối đen như mực. Tôi lấy làm lạ hỏi bác bán nước gần đấy:

- Bà ơi, sao lại có cửa hang này hả bác?

Bà lão trả lời:

- Uh! Cái hang này có từ thời bà còn nhỏ. Nghe mọi người kể lại là của mấy ông Trung Quốc xây cho mình những năm 60-70 để chứa bom đạn trong chiến tranh chống Mỹ. Khi hòa bình rồi thì chả còn ai quan tâm đến cái hang đấy nữa. Bà biết hình như nó đã được bàn giao lại cho khu di tích ở đây.

Tôi lấy làm ngạc nhiên, tự nhủ sao lại thế nhỉ? Ở Việt Nam mình có nhiều địa đạo lắm cơ mà như Củ Chi, Quảng Trị này. Tất cả những địa đạo đều chui sâu dưới lòng đất, mà mọi người đều biết. Sao lại có cái hầm này nhỉ? Tôi mạnh rạn hỏi lại:

- Bà ơi, cháu vào xem có được không hả bà? Có sao không ạ?

Bà lão cười và nói:

- Cháu vào thì cứ vào thôi, chứ chưa có ai đi hết con đường hầm đấy đâu! Từ khi kết thúc chiến tranh đến nay, ở đây xảy ra nhiều chuyện xảy ra lạ lắm. Trong những đường hầm đấy không có điện, không có ánh sáng, đêm đến không ai giám vào cả, ban ngày cũng vậy. Thỉnh thoảng cũng có một hai tốp đứa trẻ ở làng bên đi một đoạn rồi ra ngay.

- Thế sao vậy hả bà? Sao mình ko xem nó như thế nào để thu hút du lịch bà nhỉ? Tôi hỏi.

Bà lão trả lời:

- Bà cũng không hiểu nữa. Hiện tại xã cũng kệ, huyện cũng kệ, tỉnh cũng vậy, chả ai quan tâm cả. Hồi nhỏ bà nghe đồn trong đấy có ma. Bà cũng nghe nói ở đây có nhiều âm hồn lắm, có cả tiếng phụ nữ kêu văng vẳng lúc đêm về.

Đến đây tôi nghe thấy nổi gai cả người. Ma! Có lẽ tôi cũng nghe thấy nhiều câu chuyện về ma. Nhưng ở đây, tôi đang đối diện với một cái hầm giữa ban ngày. Nó làm sự tò mò của tôi lên đến đỉnh điểm. Hay vào thử nhỉ? Tôi nghĩ vậy. Có lẽ mình không giám vào một mình. Tôi đánh tiếng rủ thằng Phương cùng vào. Nó bảo với tôi

- Sợ gì mà sợ chứ! Vào! Tao đi trước cho.

Bà bán nước bảo:

- Ấy các cháu! Đừng vào! Vào đấy bị lạc đấy! Hồi trước, bà nghe nói có đôi nam nữ vào đấy từ sáng mà không biết đường ra, chả biết như thế nào. Mọi người bắc loa gọi mãi, nhưng không thấy. Đến tận ba ngày sau cũng ko thấy ra. Vì vậy mọi người cũng không giám vào vì sợ có ma. Tôi chột dạ. Khiếp! Thế này đi sao được nhỉ?

Nhưng thằng Phương mạnh dạo bảo với tôi:

- Sợ gì! Tao với mày đi thử xem sao. Ban ngày thì sợ gì!

Tôi thấy cũng ghê ghê. Nhưng cái sự tò mò của tôi đang lớn trong đầu tôi. Chính vì vậy tôi cũng đồng ý với nó vào thử xem như thế nào. Cả hai bắt đầu bước vào cửa hầm.

Tôi bắt đầu đến cửa hang. Nhưng tự nhủ: Mình chưa biết độ sâu của hang là bao nhiêu mà đi vào, lạc thì khốn! Cuối cùng tôi và thằng Phương bàn nhau là dùng một cuộn dây, một đầu buộc vào gần cửa hang và cứ thế đi đến đâu thì thả dây đến đấy. Cách đấy có vẻ hiệu quả. Nhưng sự thật có bước vào cửa hang đi được một đoạn mới thấy cái cảm giác lạnh sống lưng thế nào. Ghê. Ớn lạnh. Tim đập thình thịnh. Lúc tôi đi vào rồi mới biết hang rất sâu. Cũng có nhiều thứ linh tinh, nhiều dòng chữ viết lên thành hang chứng tỏ có nhiều người đã từng đến. Thế là tôi yên tâm bắt đầu đi. Được 30 phút rồi, tôi cũng thấy sợ và bảo thằng Phương là ra thôi chứ đi sâu thì lạc đấy. Nhưng nó không chịu. Cuộn dây cũng rồi hết. Tôi bảo với nó:

- Phương! Nếu đi tiếp thì sẽ có thể quên không nhớ đường ra đâu. Mày mà đi nữa là tao ra một mình đấy! Không đi cùng mày nữa đâu!

Nó đáp:

- Uh! Thế mày ra đi! Tao mà không ra cùng mày chắc mày đố mà ra một mình đấy. Nó lại dọa tôi thế.

Tôi nghĩ nếu ra một mình thì tôi không giám. Thôi thì đành vậy. Thế là tôi lấy một cục đá chặn đoạn dây để làm dấu và đi cùng nó. Tôi vừa đi vừa vừa lẩm bẩn để nhớ đường. Bỗng nhiên một tiếng Ầm!....Tôi và nó bị tụt xuống một cái hố sâu. Ở đấy là một căn phòng tối om. Nó và tôi cùng la lên sợ hãi. Nhưng hầu như không có thấy tiếng ai trả lời cả. Chỉ còn mỗi ánh sáng của ngọn đèn pin vừa đủ để hai đứa nhìn thấy mặt nhau. Tôi sợ quá lần mò cùng với nó cái cửa để ra khỏi hang thì tình cờ chạm vào một vật giống một quyển sách. Tôi cũng tiện thể cầm luôn vì lúc đấy tối om, không nhìn rõ là gì.

Loay hoay mãi tôi với nó mới ra khỏi cái phòng đấy nhưng lại vào một con đường hầm khác. Lần này tôi thấy có thấy chút ánh sáng rọi vào. Thế là may rồi. Tôi và nó vội vàng cứ nhằm nơi có ánh sáng mà đi. Thoát ra khỏi cái hầm đấy ra một nơi, ở đấy có thể nhìn thấy toàn cảnh Côn Sơn. Nhưng vị trí của tôi lại ở chỗ khác, gần cuối chân núi chứ không phải chỗ lúc nãy. Hết cả hồn. Tôi và nó thở phào nhẹ nhõm. Nhưng chiến lợi phẩm của tôi là một quyển vở viết toàn chữ tiếng Pháp. Tôi chỉ kịp nhìn tên bìa bên ngoài có ghi một tên là Antony Wladislas Klobukowski. Thôi! Cứ mang về rồi tính sau! Cũng cũng may là mình thoát ra khỏi cái hang đó. Tôi nghĩ vậy. Sau lần đấy, tôi cũng chưa có cơ hội trở lại Côn Sơn nữa.

Thời gian cũng trôi. Vậy mà đến bây giờ hơn 20 năm rồi. Bây giờ tôi đã trở thành công chức nhà nước, công việc của tôi làm lại không liên quan gì đến những cái mà tôi đã trải nghiệm và sẽ trải nghiệm cho những cuộc tìm kiếm của tôi. Nó chính là định mệnh dành cho tôi. Hôm đấy, tôi còn nhớ vào đầu tháng 05-01-2012 (âm lịch) là ngày hội để tưởng nhớ cụ Đề Thám ở Bắc Giang. Tôi có đứa bạn quê ở đấy mà. Nó rủ đi đầu năm cho vui. Tôi cũng đồng ý. Mà tôi cũng muốn nhớ về cuội nguồn một tý, nơi các anh hùng dân tộc mình đã hy sinh và chiến đấu để bảo vệ tổ quốc như thế nào. Đến Bắc Giang, cảm nhận đầu tiên đến với tôi là con người Bắc Giang rất gần gũi, chí khí anh hùng. Ở đây, tôi được nghe lại các giai thoại về cụ Đề Thám. Rất hay và bổ ích. Tôi thấy tự hào. Bản sắc dân tộc mình quật cường thật, không bao giờ chịu khuất phục trước những kẻ thù xâm lược - Tôi nghĩ vậy.

Ngồi trong bữa cơm ở đấy, trong lúc vui vẻ câu chuyện, tôi nghe thấy có một cụ già kể lại những câu chuyện về cụ Đề Thám. Mải vui, tôi cũng ngồi nghe. Đang vui câu chuyện, tôi giật mình khi nhận ra trong câu chuyện của cụ có nhắc đến về một vị Toàn Quyền Đông Dương. Người này đã dẹp phong trào của nghĩa quân Yên Thế. Tôi chột dạ hỏi:

- Cụ ơi là ai đấy ạ?

Cụ già đáp:

- Ông được biết đấy là ông Antony Wladislas Klobukowski.

Tôi giật mình nhớ lại ngày trước tôi đã nhặt được một quyển sách có tên giống cái tên này mà. Thấy có điều gì đó là lạ, tôi vội vàng ăn xong rồi về Hà Nội gấp. Thằng bạn tôi cứ mời ở lại như tôi không ở. Một phần vì cũng muộn và một phần vì tôi sốt ruột, tò mò về sự việc vừa nghe thấy. Về đến nhà, tôi lục lại tủ sách thấy vẫn còn quyển sách nhàu nhát ngày trước tôi đã nhặt được ở đường hầm Côn Sơn, của một tác giả ngươì Pháp là Antony Wladislas Klobukowski.

Kiểm tra lại lịch sử, tôi mới phát hiện ra cái tên đấy chính là tên của toàn quyền Pháp ở Đông Dương Antony Wladislas Klobukowski. Ông này sinh ngày 25-9-1855 tại Auxerre, mất ngày 24-04-1934 tại Paris. Ông là một nhà ngoại giao người Pháp, người đã giữ chức Toàn quyền Đông_Dương từ tháng 8 năm 1908 đến tháng 01 năm 1910. Ông Antony Klobukowski sinh ra trong một gia đình gốc Ba Lan. Cha của ông là Romain Klobukowski, người xuất thân từ một gia đình quý tộc ở Wielgomłyny Łódź. Ngày 26 tháng 8 năm 1908, Antony Klobukowski được bổ làm Toàn quyền Đông Dương và giữ chức vụ này tới đầu năm 1910. Sau khi rời Đông Dương, Klobukowski trở thành Đại sứ Pháp tại Bỉ.

Ông mất ngày 24 tháng 4 năm 1934 trong nhà riêng tại Pháp
 
Toàn quyền Pháp ở Đông Dương Antony Wladislas Klobukowski
Sao lạ lùng nhỉ?

Sao hầm này có xây từ thời đấy đâu mà lại có tên ông này ở đấy nhỉ? Tôi tự nhủ. Tôi xem lại thông tin về ông này thì đúng ông là Toàn quyền Pháp ở Đông Dương từ tháng 09-1908 đến tháng 01-1910. Cũng chính ông này là người cuối cùng dẹp được khởi nghĩa Yên Thế của cụ Đề Thám nhà ta mà. Ồ! Oái ăm quá nhỉ! Tôi bắt đầu thắc mắc. Những bí ẩn về cái tên đấy cứ thế hiện dần ra trong tôi. Sự việc này nối tiếp sự việc kia như một sợi dây chưa có điểm kết thúc. Thế là tôi trở thành một thám tử bất đắc dĩ để khám phá những cái bí ẩn về quyển sách đó.

Tôi bắt đầu lục lại những tư liệu về cụ Đề Thám. Theo tư liệu của Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam thì cái chết của người anh hùng cầm đầu cuộc khởi nghĩa Yên Thế được ghi lại như sau: “Cuối tháng 12-1912, Lương Tam Kỳ, một tên trùm thổ phỉ đã đầu hàng Pháp, cùng bọn chỉ điểm người Hoa đến trá hàng Đề Thám. Chúng hứa với Đề Thám sẽ bày cho nghĩa quân cách chế tạo... bom tấn. Tại một ngôi lều chạy loạn ở khu vực Hố Nấy, họ chuốc rượu say rồi giết Đề Thám cùng hai thuộc hạ thân tín của Cụ. Đó là ngày 10 tháng 2 năm 1913. Năm đó, Đề Thám 55 tuổi. Cả gia đình Cụ Đề Thám bị giặc Pháp bắt và giết. Người con cuối cùng của ông là bà Hoàng Thị Thế, bị bắt về Pháp từ khi mới 6 - 7 tuổi, cuối đời bà đã về nước và đã qua đời."

Cả gia đình cụ Đề Thám hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc một cách anh hùng và cảm động. Người con cuối cùng của cụ là bà Hoàng Thị Thế, bị bắt về Pháp từ khi mới 6 - 7 tuổi, cuối đời bà đã về nước và đã qua đời. Theo di chúc, bà được an táng tại Phồn Xương, nơi người cha nhiều năm tháng xây dựng căn cứ chống giặc. Lúc đấy, sự tò mò về những điều mà tôi phát hiện cũng đủ để hấp dẫn tôi tìm tòi, khám phá ra những điều mà tôi còn chưa biết. Tôi mở quyển sách mà tôi đã may mắn tìm được ở Côn Sơn để xem có gì không. Tất nhiên với vốn kiến thức tiếng Pháp ít ỏi của tôi thì tôi không thể làm gì được cả. Tôi đành phải nhờ một đứa bạn tên là Hùng, hiện đang làm ở Tổng cục 2 - Bộ Quốc Phòng dịch hộ. Nó này ngày xưa học tiếng Pháp chuyên ngành của ngoại ngữ quân sự của Tổng cục 2 mà. Khi tôi cầm bản dịch trong tay, có lẽ tôi không tin vào mắt mình nữa.

- Sao lại thế nhỉ? Tôi tự đặt câu hỏi. Trùng hợp hay cố tình đây? Những thông tin này đúng hay sai? Có lẽ đấy là điều mà em cần phải khám phá.

Tôi bắt đầu xem những trang dịch của bản dịch mà tôi đã nhờ dịch hộ. Quyển sách hình như được chép lại rất cẩn thận. Tôi chú ý đến đoạn viết:

....Tôi cảm thấy có lỗi với những gì mà ông tôi gây nên với dân tộc Việt Nam. Cái giá đấy, một dân tộc yêu hòa bình như Pháp cũng chưa bao giờ thấm thía cả. Tôi xin hứa với chị và những gì mà bà Hoàng Thị Thế để lại, những gì cụ Đề Thám nói trước lúc lâm nguy, tôi xin trả lại cho người dân Việt Nam những bí ẩn này. Cám ơn tất cả những gì mà gia đình chị đã làm cho tôi. Đây cũng là một phần trách nhiệm của tôi đối với người ông của tôi. Trách nhiệm với lịch sử......

Đọc đến đây tôi mới nhận ra đây chính là quyển hồi ký của cháu ông Antony Wladislas Klobukowski viết. Có lẽ ông này đã từng đến đây. Tôi lật lại lịch sử một tý và đọc nốt bản dịch xem như thế nào, cùng kết hợp với một số thông tin khác nhau tôi mới biết: Cả gia đình Đề Thám hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc một cách anh hùng và cảm động. Người con cuối cùng của ông là bà Hoàng Thị Thế, bị bắt về Pháp từ khi mới 6 - 7 tuổi, cuối đời bà đã về nước và đã qua đời ở Việt Nam. Thế là một đầu mối bí mật lại bắt đầu xuất hiện, kết hợp với những thông tin lịch sử, tức cụ Đề Thám còn có một người con gái là bà Hoàng Thị Thế.

Có lẽ còn có cả cháu nữa! Hay quá nhỉ! Tôi nghĩ vậy. Cái mà ai cảm thấy tâm đắc là chính khi tự mình phát hiện ra một điều gì đấy, nhất là những điều bí mật về lịch sử. Lịch sử thì chả có ai có thể lấy ra mà cân, đong, đo, đếm được. Lịch sử là cái mà con người phải lưu trữ, phải tìm kiếm và luôn phải tìm kiếm. Nó luôn là huyền thoại. Nhất là đối với dân tộc Việt Nam. Dân tộc chúng ta đã trải qua bao đời Bắc thuộc, qua hai cuộc chiến tranh, nhiều đế quốc xâm lấn làm cho lịch sử bị mài mòn, thất lạc. Tâm trạng tôi lúc đấy hồi hộp, tò mò, phấn khích và hưng phấn. Vậy tôi nên bắt đầu tìm hiểu từ bà Hoàng Thị Thế - người con gái duy nhất còn lại của cụ Đề Thám.

Bà Hoàng Thị Thế là con gái của cụ Đề Thám và bà Đặng Thị Nhu (tức bà Ba Cẩn). Khi cuộc khởi nghĩa bị dẹp, bà Hoàng Thị Thế bị bắt, lúc ấy độ chừng 7, 8 tuổi. Lúc đấy có một nghĩa quân già, đã đến gặp Đại lý Nhã Nam là Bouchet xin hàng chỉ với một điều kiện là được trông nom bà Thế. Sau đó chính quyền thực dân đưa bà sang Pháp nuôi dưỡng.


Bà Hoàng Thị Thế mặc dù được Pháp nuôi dưỡng từ lúc ấu thơ song chưa bao giờ quên nguồn gốc xuất thân của mình và luôn tự hào về người cha anh hùng. Năm 1925, bà quay về nước làm việc trong phủ Thống Sứ Bắc Kỳ. Bà luôn luôn tìm cơ hội giúp đỡ những đồng bào cơ cực. Biểu hiện của bà khiến thực dân Pháp không khỏi lo ngại và bà được đưa trở lại Pháp vào năm 1927. Khi lớn lên, bà trở thành một thiếu nữ xinh đẹp và duyên dáng. Danh tiếng cùng với nhan sắc đã đưa bà đến với màn bạc Pháp. Bà được mời thủ vai công chúa trong một Bộ phim La lettre (nói tiếng Pháp) chính là phiên bản thứ hai sau bộ phim gốc The Letter sản suất trước đó một năm tại Mỹ nhưng ta có thể hình dung ra vai diễn của bà qua phiên bản đầu tiên The Letter do diễn viên Trung Hoa Tsen Mei thủ diễn.


Sau đó bà Hoàng Thị Thế diễn lại vai này trong phiên bản Pháp với trang phục và hình ảnh giống với vai diễn của Tsen Mei. Ngoài La lettre, Hoàng Thị Thế còn suất hiện trong La Donna Bianca (1930)và Le secret de l'Emeraude (1935) là phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm tài tử chiếu bóng và càng ngày càng nổi tiếng. Bà quyết định lên xe hoa cùng ông Robert Bourge`s, một nhà độc quyền sản xuất rượu vang hàng đầu tại vùng Bordeaux. Cuộc hôn nhân của họ rất hạnh phúc.

Năm 1929 họ có với nhau một câu con trai tên là Jean Marie. Sau đó gia đình ông Bourges vốn là tư bản nghe tin bà Thế có tham gia vào những hoạt động phong trào cộng sản tại Pháp, hai người li dị, bà Thế tiếp tục sống chuỗi ngày tha phương nơi đất khách quê người. Trong thời gian này bà đi học và trở thành một người xem tướng tay khá nổi tiếng. Năm 1959 Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cử bà Nhu sang Pháp thuyết phục Bà Thế về Sài Gòn, nhưng bà Thế lại trở về Hà Nội. Năm 1988 bà qua đời tại Hà Nội.

Thế là bí mật về cuộc tìm kiếm của tôi đã bắt đầu xuất hiện. Nhưng bà Hoàng Thị Thế đã mất. Thời gian của bà mất là năm 1988 rồi! Làm sao tôi có thể hỏi được ai bây giờ? Sao bức thư này lại có tên của bà? Tôi nghĩ vậy. Bí mật lại chồng chất bí mật. Tôi cảm thấy lòng nặng chĩu khi vẫn chưa giải tỏa được điều này. Có lẽ tôi sẽ phải khám phá tiếp việc này. Chắc chắn bà Hoàng Thị Thế có mối liên hệ gì với con cháu ông Antony Wladislas Klobukowski ông này nên mới thấy viết trong quyển sách.

Qua một số tài liệu tham khảo và hỏi qua bạn bè tôi ở bên Pháp tôi được biết: Ông Antony Wladislas Klobukowski có 3 người con với bà vợ cả. Sau khi rời Đông Dương, ông ấy có về vùng Wallonie là khu vực chủ yếu nói tiếng Pháp ở miền nam nước Bỉ để thăm quê. Và ở đây ông có lấy một người phụ nữ là bà Anna Bourge`s. Cháu của dòng họ Bourge's nổi tiếng với nghề làm rượu vang. Sau đó bà Anna Bourge`s sinh ra 2 người con, một gái, một trai. Người con trai là Robert Bourge's. Bí mật câu chuyện chính là ở đây. Và điều kỳ lạ chính là bà Hoàng Thị Thế cũng đã lấy một người chồng cũng tên là Robert Bourge`s vào năm 1930.

Tạm thời dừng lại việc tìm kiếm những thông tin về bà Hoàng Thị Thế. Quay lại thời nhà Đường xâm lược nước ta. Hồi đấy Tiết độ sứ cai quản Giao Chỉ lúc đấy chính là Cao Biền. Về cuối đời nhà Đường, quan lại Tàu lắm người chỉ vì tư lợi, ức hiếp nhân dân như Đô Hộ Lý Trác cứ vào những chợ ở chỗ Mường Mán mua trâu mua ngựa, mỗi con chỉ trả có một đấu muối, rồi giết tù trưởng mán là Đỗ Tồn Thành. Vì thế cho nên người Mường Mán tức giận bèn dụ người Nam Chiếu sang cướp phá, làm cho dân Giao Chỉ khổ sở trong 10 năm trời. Ở phía Tây Bắc đất Giao Châu, tức là ở phía Tây tỉnh Vân Nam bây giờ có một xứ người nòi Thái ở. Người xứ ấy gọi vua là chiếu. Trước có 6 chiếu là Mông Huề, Việt Thác, Lãng Khung, Đằng Đạm, Thi Lãng, Mông Xá. Chiếu Mông Xá ở về phía Nam nên gọi là Nam Chiếu. Trong khoảng năm Khai Nguyên (713-742) đời vua Huyền Tông nhà Đường, Nam Chiếu là Bì La Cáp cường thịnh lên, mà 5 chiếu kia suy hèn đi. Bì La Cáp mới đút lót cho quan Tiết Độ Sứ đạo Kiếm Nam là Vương Dục để xin hợp cả 6 chiếu lại làm một. Triều đình nhà Đường thuận cho, và đặt tên là Qui Nghĩa.

Từ đó Nam Chiếu càng ngày càng thịnh lên, đem quân đi đánh Thổ Phồn (Tây Tạng) rồi dời đô lên đóng ở thành Thái Hòa (thành Đại Lý bây giờ). Năm Bính Dần (846) quân Nam Chiếu sang cướp ở Giao Châu, quan Kinh Lược Sứ là Bùi Nguyên Dụ đem quân đánh đuổi đi.Năm Mậu Dần (85, nhà Đường sai Vương Thức sang làm Kinh Lược Sứ. Vương Chức là người có tài lược, trị dân có phép tắc, cho nên những giặc giã đều dẹp yên được cả, mà quân Mường và quân Nam Chiếu cũng không dám sang quấy nhiễu. Năm Canh Thìn (860), nhà Đường gọi Vương Thức về làm Quan Sát Sứ ở Tích Đông và sai Lý Hộ sang làm Đô Hộ. Bấy giờ Nam Chiếu đã mạnh lắm, bèn xưng đế và đặt quốc hiệu là Đại Mông rồi lại đổi là Đại Lễ19. Lý Hộ giết người tù trưởng là Đỗ Thủ Trừng, người Mường lại đi dụ quân Nam Chiếu sang đánh lấy mất phủ thành. Lý Hộ phải bỏ chạy về Tàu. Vương Khoan đem binh sang cứu, quân Nam Chiếu bỏ thành rút về.

Năm Nhâm Ngọ (862), quân Nam Chiếu sang đánh Giao Châu, nhà Đường sai Thái Tập đem ba vạn quân sang chống giữ. Quân Nam Chiếu thấy quân nhà Đường nhiều lại rút về. Bấy giờ có quan Tiết Độ Sứ Lĩnh Nam là Thái Kinh sợ Thái Tập lập được công to bèn mật tâu với vua nhà Đường rằng Giao Châu đã yên, thì nên rút quân về. Thái Tập xin để lại 5.000 quân cũng không được. Tháng giêng năm Quí Mùi (863), Nam Chiếu đem 50.000 quân sang đánh phủ thành. Thái Tập cứu không kịp, thế bức quá phải tự tử. Trận ấy có tướng nhà Đường là Nguyên Duy Đức đem hơn 400 quân Kinh Nam chạy ra đến bờ sông, thuyền bè không có, Nguyên Duy Đức bảo chúng rằng chạy xuống nước cũng chết, bất nhược trở lại đánh nhau với giặc, một người đổi lấy hai người thì chẳng lợi hơn hay sao.

Nói đoạn quay trở lại giết được hơn 2.000 người, nhưng đêm đến tướng Nam Chiếu là Dương Tư Tấn đem binh đến đánh, bọn Nguyên Duy Đức chết cả. Quân Nam Chiếu vào thành giết hại rất nhiều người. Sử chép rằng Nam Chiếu hai lần sang đánh phủ thành, giết người Giao Châu hơn 15 vạn. Vua Nam Chiếu là Mông Thế Long cho Dương Tư Tấn quản lĩnh 20.000 quân và cho Đoàn Tù Thiên làm Tiết Độ Sứ ở lại giữ Giao Châu. Vua nhà Đường hạ chỉ đem An Nam Đô Hộ Phủ về đóng ở Hải Môn rồi lấy quân các đạo về ở Lĩnh Nam và đóng thuyền lớn để tải lương thực, đợi ngày tiến binh. Mùa Thu năm Giáp Thân (864) vua nhà Đường sai tướng là Cao Biền sang đánh quân Nam Chiếu ở Giao Châu.

Cao Biền là người tướng giỏi nhà Đường, vốn dòng võ tướng môn, tính ham văn học, quân sĩ đều có lòng mến phục. Năm Ất Dậu (865), Cao Biền cùng với quan Giám Quân là Lý Duy Chu đưa quân sang đóng ở Hải Môn. Nhưng Lý Duy Chu không ưa Cao Biền, muốn tìm mưu làm hại. Hai người bàn định tiến binh. Cao Biền dẫn 5.000 quân đi trước, Lý Duy Chu không phát binh tiếp ứng. Tháng chín năm ấy quân rợ đang gặt lúc ở Phong Châu (huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên), Cao Biền đến đánh cất lẻn một trận, giết được nhiều người, rồi lấy thóc gạo nuôi quân lính. Đến tháng 4 năm sau (866), Nam chiếu cho bọn Dương Tập, Phạm Nê Ta, Triệu Nặc Mi sang giúp Đoàn Tù Thiên để giữ Giao Châu. Khi bấy giờ có tướng nhà Đường là Vi Trọng Tể đem 7.000 quân mới sang, Cao Biền nhân dịp mới phát binh đánh được mấy trận, cho người đưa tin thắng trận về Kinh, nhưng mà đi đến Hải Môn, Lý Duy Chu giữ lại, không cho triều đình biết.

Trong triều mãi không thấy tin tức gì, cho ra hỏi, thì Lý Duy Chu tâu dối rằng Cao Biền đóng quân ở Phong Châu không chịu đánh giặc. Vua nghe tin ấy, nổi giận sai Vương Án Quyền ra thay, và đòi Cao Biền về hỏi tội. Ngay tháng ấy Cao Biền phá quân Nam Chiếu và vây La Thành đã hơn 10 ngày rồi, chỉ nay mai thì lấy được, bỗng chốc được tin Vương Án Quyền và Lý Duy Chu sang thay. Cao Biền liền giao binh quyền cho Vi Trọng Tể, rồi cùng với mấy người thủ hạ về Bắc. Nhưng trước Cao Biền đã sai người lẻn về Kinh dâng biểu tâu rõ tình trạng. Vua nhà Đường biết rõ sự tình, mừng lắm, lại cho Cao Biền thăng trật và sai trở sang cầm quân đánh Nam Chiếu.

Bọn Vương Án Quyền và Lý Duy Chu lười biếng không vây đánh gì cả, đến khi Cao Biền trở sang mới đốc quân binh đánh thành, giết được Đoàn Tù Thiên và người thổ làm hướng đạo là Chu Cổ Đạo. Còn những động Mán Thổ ở các nơi xin về hàng rất nhiều. Đất Giao Châu bị Nam Chiếu phá hại vừa 10 năm, đến bấy giờ Cao Biền lấy lại, đem về nội thuộc nhà Đường như cũ. Vua nhà Đường đổi An Nam làm Tĩnh Hải, phong cho Cao Biền làm Tiết Độ Sứ. Cao Biền chỉnh đốn mọi công việc, lập đồn ải ở mạn biên thùy để phòng giữ giặc giã, làm sổ sưu thuế để chi dụng việc công. Cao Biền trị dân có phép tắc cho nên ai cũng kính phục, bởi vậy mới gọi tôn lên là Cao Vương. Cao Biền đắp lại thành Đại La ở bờ sông Tô Lịch. Thành ấy bốn mặt dài hơn 1982 trượng linh 5 thước, cao hai trượng linh 6 thước, đắp một đường đê bao bọc ở ngoài dài hơn 2125 trượng linh 8 thước, cao 1 trượng rưỡi, dày 2 thượng. Trong thành cho dân sự làm nhà hơn 40 vạn nóc. Năm Ất Vị (875) vua nhà Đường sai Cao Biền sang làm Tiết Độ Sứ ở Tây Xuyên (Tứ Xuyên). Biền dâng người cháu họ là Cao Tầm làm Tiết Độ Sứ ở giao Châu.

Từ khi làm Tiết độ sứ, Cao Biền đã nghiên cứu địa hình và yểm các huyệt Long Mạch của nước Giao Chỉ. Đồng thời ông ta cũng đã ghi và ký họa lại tất cả những vị trí mà mình đã thực hiện. Tất cả những điều trên đều có trong ấu thư địa lý kiểu tự mang về trình vua Đường lúc bấy giờ là Đường Ý Tông. Nhưng có một việc mà vua Đường không biết là Cao Biền đã sao lại một bộ và giao cho người vợ mình lúc đó là bà Lã Thị Nga cất giữ.

Bà Lã Thị Nga (Lã Đê nương), theo ông từ phương bắc sang Giao Chỉ. Bà không ở cùng Cao Biền trong thành mà ra ở bên ngoài, khu vực ngày nay là quận Hà Đông. Bà đã truyền nghề dệt lụa cho dân ở đây và trở thành bà tổ nghề dệt lụa Hà Đông. Sau khi Cao Biền về phương Bắc, bà ở lại không về. Sau nghe tin Cao Biền mất ở Trung Quốc, bà gieo mình xuống sông tự vẫn. Dân lập đền thờ bà ở bờ sông. (Ảnh bên là Miếu thờ A Lã Đê Nương - Bà Lã Thị Nga) ở làng Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội).

Tuy nhiên, sau khi bà tự vẫn, những tấm bản đồ đó đã được một người hầu của bà là Lã Thị Nê cất giữ. Lã Thị Nê thực chất là ngươì vùng Phong Châu (Lập Thạch, Vĩnh Yên ngày nay). Sau khi bà Nga chết, người hầu này có trở về Phong Châu, không ở Hà Đông nữa. Đồng thời, bà cũng cầm theo những gì mà bà Lã Thị Nga để lại. Đấy chính là những tấm bản đồ và sơ đồ những nơi mà Cao Biền yểm Long Mạch. Tại đây bà Lã Thị Nê đã sinh sống và lập nghiệp. Nhưng có một sự trùng hợp đến lạ thường, nơi đấy chính là nơi mà cụ Đề Thám bị quân Pháp vây bắt ở những thời gian cuối cùng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Theo lịch sử viết lại thì vào cuối tháng 01-1909, Toàn quyền Đông Dương ra lệnh tấn công quy mô lớn vào các căn cứ của Đề Thám. Cuối tháng 03-1909, quân Pháp bao vây thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám ở Rừng Phe. Ngày 25-03-1909 Đề Thám quyết định phá vây để rút lên Tam Đảo, Cả Trọng hy sinh, Cả Huỳnh bị thương nặng, Cai Tề bị giặc bắt. Ngày 04-06-1909 toàn bộ các toán nghĩa quân Yên Thế đóng ở Vĩnh Yên, Phúc Yên tập trung về Vệ Linh để đón thủ lĩnh Đề Thám. Ngày 14-06-1909, Đề Thám vượt sông Cầu, qua Thủ Lâm để tới Vệ Linh để cùng 50 thủ lĩnh và nghĩa quân còn lại rút về căn cứ Núi Sáng ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên.

Tại đây, cụ Đề Thám trong một lần đánh nhau với quân Pháp, lúc rút chạy được một người lính của mình giúp đỡ chạy thoát trận đánh đó. Cụ đã tình cờ phát hiện người lính đó là một trong những con cháu của bà Lã Thị Nê. Và người này có biết nơi cất giữ tấm bản đồ sơ họa những vùng mà Cao Biền đã trấn yểm. Mọi tài liệu quan trọng hầu hết đã thất lạc chỉ còn lại một tấm bản đồ. Điều kỳ thú đó là trong tấm bản đồ đó, Cao Biền có thể hiện rất rõ bốn vùng yểm được đặt tại bốn nơi mà nước Việt từ thời xưa đã cho là bốn vùng linh thiêng. Một bí ẩn đã được cụ Đề Thám phát hiện. Bí ẩn đó gắn liền về những giai thoại về Cao Biền. Chứng tỏ điều đó là có thật. Đó là Từ Sơn Bắc Ninh, Côn Sơn Kiếp Bạc, núi Tản Viên (Ba Vì ngày nay), vùng núi Yên Tử (Quảng Ninh). Kèm theo những bức họa đấy là những nhận xét của Cao Biền về thần nước Giao Chỉ, về những điều mà Cao Biền còn nghi ngại khi yểm Long Mạch. Trong đó có một nơi mà Cao Biền đã thất bại trong việc yểm Long Mạch Giao Chỉ. Đấy chính là Côn Sơn - Kiếp Bạc, nơi mà cụ Nguyễn Trãi đã về nghỉ khi cáo phó từ quan.

Sau khi biết về những bí mật của Cao Biền và có trong tay những tấm bản đó, cái suy nghĩ của cụ Đề Thám nghĩ ra lúc đấy là muốn truyền lại cho con cháu để sau này biết và có cách xử lý. Nhưng nếu việc này thất lạc ra ngoài sẽ có thể tới tay của những người của triều đình nhà Thanh. Triều đình nhà Thanh từ lâu đã cử rất nhiều đội quân bí mật sang nước Việt ta để hòng tìm lại những gì mà trong những năm Bắc thuộc họ đã để lại không kịp mang về chính quốc. Trong đó cả có những bí mật về những chỗ yểm Long Mạch của Cao Biền. Tâm địa nhà Thanh lúc đấy cũng như muôn đời với dân tộc Việt Nam là luôn lấy mạch ức hiếp, luôn muốn thuần phục Giao Chỉ. Cái đấy đã đi vào tiềm thức của họ. Vì vậy, hết triều đại này đến triều đại khác, giặc phương Bắc luôn tìm mọi cách để khắc phục những điều mà họ còn chưa làm hết với dân tộc Việt. Nhưng bao lần đều thất bại. Tất cả những điều đó, cụ Đề Thám mình đều biết.

Nhưng trong lúc lâm nguy thì việc để lọt những bí mật này vào tay của Lê Hoan thì quả thật là vô cùng nguy hiểm. Chính vì lẽ đó, cụ đã đặt trọn niềm tin vào bà Ba Cẩn là vợ ba của cụ. Nói đến bà Ba Cẩn, ai cũng biết bà là một vị tướng tài ba dưới thời của ông, là một trong những mưu sỹ giúp ông rất nhiều việc và điều quan trọng như chúng ta biết từ trước, bà là mẹ của bà Hoàng Thị Thế, người con gái duy nhất của cụ còn sống và cũng là nhân vật quan trọng liên quan đến những bí mật của Cao Biền. Nhưng tại thời điểm đó, tất cả nghĩa quân đều bị bao vây. Hầu như không một ai trong nghĩa quân có thể vượt khỏi vòng vây chứ đừng nói mang những tài liệu quan trọng này ra khỏi đây. Vì vậy, kế hoạch được vạch ra để cất giữ những tài liệu quan trọng đó đã hình thành. Kế hoạch đấy chỉ có hai người được biết đấy là cụ Đề Thám và bà Ba Cẩn. Tất cả những tài liệu mà cụ Đề Thám phát hiện đã thống nhất được giấu kín một nơi. Nơi đó chỉ có cụ và và bà Ba được biết. Còn sơ đồ để xác định vị trí nơi chôn dấu và cất giữ được bà Ba Cẩn thống nhất với cụ đề Thám vẽ lại kín đáo và được cất dấu ở một nơi mà không ai ngờ tới, đấy là may thành cái yếm, lót ở bên trong cái áo của người con gái bà ba Cẩn. Đó chính là bà Hoàng Thị Thế.

Do lực lượng giảm sút, nhiều người bỏ trốn, Đề Thám phải nhờ đến Lương Tam Kỳ hỗ trợ. Tuy nhiên, ngày 10-02-1913, Đề Thám bị hai tên thủ hạ Lương Tam Kỳ giết hại tại một khu rừng cách chợ Gồ 2 km, nộp đầu cho Pháp lấy thưởng. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào khởi nghĩa Yên Thế. Đề Thám mới thoát khỏi vòng vây trở về Yên Thế vào tháng 11, thì lại bị quân Pháp kéo theo bao vây lần nữa. Đề Thám, bà Ba Cẩn cùng nghĩa quân ở đồn Phồn Xương đã đánh trả kịch liệt... Sáng 01 tháng 12 năm 1909, thì bà Ba Cẩn và con gái tên Hoàng Thị Thế bị đối phương bắt được. Bà Ba Cẩn đã nhảy xuống biển tự tử khi bắt về Pháp trên một con tàu với bà Hoàng Thị Thế.

Vì vậy, mọi bí mật đều được giấu kín. Và điểm mấu chốt của bí mật đấy là bà Hoàng Thị Thế. Nhưng lúc đấy bà Hoàng Thị Thế chỉ có 6 đến 7 tuổi. Bà Thế chưa thể hiểu hết về những bí mật quan trọng đấy. Nếu như vậy thì lúc bà Hoàng Thị Thế đi sang Pháp, bà cũng không thể biết được trên mình có lưu trữ một tài liệu vô cùng quan trọng.

Tôi tự nghĩ vậy nên cũng cố gắng tìm hiểu về bà Hoàng Thị Thế như thế nào? Nhưng có một điều tôi có thể khẳng định là bà Thế không hề biết về cái bí mật cũng như tấm bản đồ mà mẹ bà đã bí mật giấu kín ở cái yếm bà mặc. Vậy thì nếu có tấm bản đồ mà bà phát hiện ra thì chắc chắn với con người có lòng yêu nước như bà Thế, bà sẽ cung cấp ngay cho chính quyền lúc đó. Nhưng đến năm 1988 khi bà mất và hiện tại đến tận bây giờ thì những thông tin gì về điều đó cũng không hề có ai nhắc đến. Điều đó chứng tỏ con cháu bà hiện tại cũng không hề biết về những điều bí ẩn này.

Câu chuyện đến đây đối với tôi trở nên bế tắc. Không có đầu mối tiếp theo để suy luận. Mọi sự việc cứ như đan xen lẫn nhau. Tôi gần như không thể hiểu được tất cả những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tiếp tục tìm kiếm hay bỏ cuộc. Nhưng với những gì cụ Đề Thám đã làm cho đất nước, cái để có thể làm cho lịch sử rõ hơn cũng một phần cái tự ái cá nhân của một người Việt Nam trước những điều mà giặc phương Bắc đã gây ra cho đất nước khiến tôi tiếp tục có phần khích lệ để tìm kiếm tiếp những điều bí ẩn đó.
Nếu bà Thế về Pháp thì chắc chắn bà sẽ có mối liên hệ ở bên Pháp. Nơi ở của bà ấy sẽ còn lưu trữ một cái gì đó. Sự việc đã diễn ra khá lâu rồi nên tôi nghĩ có thể sẽ khó tìm được cái gì. Với những gì của bà Thế mang về Việt Nam không có cái yếm đấy. Tôi cũng đã xuống nơi bà Thế sống ở Yên Thế, Bắc Giang, tìm hiểu và cũng không thấy cái gì có thể là nguyên nhân tiếp theo. Có lẽ tôi nên phải bắt đầu từ nước Pháp.
Một đầu mối tìm kiếm quá lớn. Đấy chính là nước Pháp. Tôi không có thời gian và tiền bạc để sang đấy mà tìm kiếm. Mà chưa chắc tôi tìm được cái gì. Nước Pháp quá lớn đối với tôi. Tôi lúc đấy gần như bất lực trước những điều mà tôi đang muốn tìm. Thôi vậy! Tôi tự nhủ đành phải nhờ ai đó học bên Pháp vậy. Đúng rồi! Tôi có thằng Hùng là bạn nối khố của tôi làm ở Tổng cục 2 - Bộ Quốc Phòng. Thằng này nó đã dịch tiếng Pháp quyển nhật ký kia sang tiếng Việt cho tôi 


Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Kỳ Nghỉ Việt 

VIET HOLIDAY CO., LTD

mua bán iphone cũ | iphone 4 | iphone 4s | iphone 5 | sua chua dien thoai | miếng dán cường lực | hoc sua chua dien thoai | pin dien thoai | sửa chữa iphone | samsung galaxy s3 | Tìm gia sư với http://giasu24h.com | sửa nhà | Đơn vị cung cấp dịch vụ thue cau xe cau | xây nhà | xây nhà đẹp |cung cấp dịch vụ ep coc be tong | Công ty cung cấp dịch vụ son nha | tao web mien phi , web gia re | tai nghe |

                                                                    Địa chỉ  1  :    Số 2 Tam Trinh - Hai Bà Trưng - Hà Nội

                                                                    Địa chỉ  2  :    Số 10 - 190/19 Đường Hoàng Mai, Quận Hoàng Mai - Hà Nội

                                                                    Email      :     Vietholidayvn@gmail.com;       Sales@visahochieunhanh.com

                       Facebook: Vietholidayvn ; YM chat:   VietholidayVN ;  Hotline: 098 555 6000;   Tel: 04.3. 996 5551; 04.3.6320952; 53Fax/Tel: 04.36628468

Dich vu visa , Dich vu ho chieu nhanh , Dich vu visa Trung Quoc , Visa China , China visa , Visa Hongkong, Hongkong visa ,

Gia han visa, Cap moi visa, Tu van ho chieu nhanh , Xin visa xuat canh , Visa nhap canh Vietnam , The tam tru tai Vietnam